Nếu thiên thạch tiêu diệt loài khủng long không rơi xuống khu vực ngày nay là Mexico 66 triệu năm trước thì loài thú khổng lồ có thể đã không bị tuyệt chủng.

Nếu may hơn, loài khủng long đã không tuyệt chủng

11/11/2017, 17:37

Nếu thiên thạch tiêu diệt loài khủng long không rơi xuống khu vực ngày nay là Mexico 66 triệu năm trước thì loài thú khổng lồ có thể đã không bị tuyệt chủng.

Hình ảnh đồ họa thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long tuyệt chủng - Ảnh: Internet

Theo các nhà khoa học, loài khủng long đã bị tuyệt chủng vì một thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất cách đây 66 triệu năm tại vùng đất ngày nay là Vịnh Mexico.

Tác động của cú va chạm giữa tiểu hành tinh khổng lồ với Trái đất tạo thành hố Chicxulub, một hố tròn có bán kính rộng 180km và làm đất đá bay lên không trung, tạo ra cái gọi là hiện tượng "mùa đông hạt nhân" khắp toàn cầu.

Hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan, diện rộng này đã dẫn đến sự biến mất hoàn toàn của hàng loạt loài khủng long, góp phần dẫn đến sự sinh sôi, phát triển của các loài động vật có vú trên toàn cầu.

Theo một kết quả nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Scientific Reports, xác xuất để xảy ra hiện tượng nói trên khi một tiểu hành tinh có cùng kích thước với tiểu hành tinh đã tiêu diệt loài khủng long chỉ là 13%.

Điều này có nghĩa là hiện tượng "mùa đông hạt nhân" dẫn đến cái chết hàng loạt của các loài sinh vật sẽ chỉ được kích hoạt khi tiểu hành tinh đâm trúng Trái đất ở nơi có nồng độ hydrocacbon cao. Trên thực tế khi đó chỉ có 13% diện tích Trái đất là nơi có nồng độ hydrocacbon cao đủ để tạo ra một chuỗi liên kết diệt chủng như đã từng xảy ra với loài khủng long.

Cụ thể, những khu vực ven bờ biển mới là nơi có nồng độ hydrocacbon do sự hoạt động mạnh của tảo biển cũng như các lớp trầm tích lắng đọng dày đặc. Một phần lớp vật chất hữu cơ này đã biến thành bồ hóng, tạo ra một lớp mây mù bao phủ Trái đất sau khi va chạm với tiểu hành tinh.

Theo giáo sư Kunio Kaiho thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) thì nhóm nghiên cứu đã tính toán được số lượng bồ hóng bay vào tầng bình lưu nếu thiên thạch va vào những vị trí khác nhau. Lượng bồ hóng khác nhau làm thay đổi kích thước cũng như mức độ tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu Trái đất.

Và nếu thiên thạch giết loài khủng long rơi xuống một vị trí khác, có ít hydrocacbon thì một số loài khủng long có thể sẽ không tuyệt chủng và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.

Theo tính toán, đám mây bụi đã làm giảm nhiệt độ trên bề mặt Trái đất từ 13 - 17oC và làm giảm nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống từ 8 đến 11oC. Không chỉ làm giảm nhiệt độ trên đất liền, đám mây bụi do va chạm với thiên thạch còn làm nhiệt độ nước biển giảm tới 5oC và làm giảm 75% lượng mưa trên toàn Trái đất. Những tác động liên hoàn này dẫn đến sự tuyệt diệt của loài khủng long và một loạt amoni khác trên Trái đất.

Vì vậy, nhóm nhà nghiên cứu kết luận rằng loài khủng long đã cực kỳ "thiếu may mắn" khi thiên thạch đã rơi trúng một vùng nhiều hydrocacbon tại Chicxulub dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt nhiều loài sinh vật.

Thiên Hà

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu may hơn, loài khủng long đã không tuyệt chủng