Các nhà khoa học Nga đã đề xuất dùng bức xạ laser để tạo ra các miếng cấy ghép sụn có hình dạng phức tạp như miếng cấy ghép thanh quản và ngăn ngừa biến dạng sau phẫu thuật.

Nga dùng công nghệ laser để tạo hình sụn cấy ghép

Vũ Trung Hương | 17/06/2019, 11:44

Các nhà khoa học Nga đã đề xuất dùng bức xạ laser để tạo ra các miếng cấy ghép sụn có hình dạng phức tạp như miếng cấy ghép thanh quản và ngăn ngừa biến dạng sau phẫu thuật.

Theo Laser Physics Letters, một nhóm khoa học ở Đại học Sechenov và Viện công nghệ quang tử thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga đã đề xuất một ứng dụng mới của công nghệ laser để điều chỉnh các miếng ghép sụn, cho phép tạo ra miếng cấy ghép thanh quản có hình dạng phức tạp và ngăn ngừa biến dạng sau phẫu thuật.

Dạng phức hợp sụn thường được làm từ vật liệu nhân tạo hoặc từ vật liệu công nghệ mô tương thích sinh học, tức sụn của người hiến tặng. Để chuẩn bị cấy ghép, sụn cần được uốn cong và đảm bảo vẫn giữ được hình dạng sau khi cấy ghép. Dùng dao mổ để làm việc đó là việc làm khó khăn. Nhưng nếu ứng dụng bức xạ laser vốn đã được sử dụng rộng rãi trong y học để chỉnh sửa mô, ví dụ, thay đổi hình dạng của vách ngăn mũi hoặc sụn tai thì có thể tạo ra các miếng cấy ghép có hình dạng phức tạp.

Các nhà khoa học Nga đã đề xuất một phương pháp định hình sụn bằng chùm tia hồng ngoại, như được thực hiện trong các ca mổ làm thẳng vách ngăn mũi. Miếng cấy ghép được cố định trên bề mặt và chùm tia bức xạ hồng ngoại hướng vào nó: vật liệu nóng lên tới 65-70°С, tuy nhiên, cần phải tính toán chính xác các đặc tính bức xạ để không gây chết tế bào và phá hủy các thành phần của ma trận ngoại bào của sụn.

Các nhà khoa học đã kiểm tra tính hiệu quả của phương pháp này bằng cách tạo ra một số miếng cấy ghép từ sụn xương sườn thỏ. Sau khi cấy chúng cho những con thỏ khác, các nhà khoa học nhận thấy miếng xương ghép vẫn giữ nguyên hình dạng sau 14-16 tuần phẫu thuật. Hơn nữa, các tế bào bắt đầu tái tạo ở các cạnh của miếng cấy ghép.

Trong thực tiễn lâm sàng, phương pháp này lần đầu tiên được sử dụng để phẫu thuật cho một bệnh nhân bị hẹp mạn tính thanh quản. Để tạo ra mô cấy, các nhà khoa học đã chọn mô từ sụn sườn của bệnh nhân và lựa chọn công suất laser cần thiết, có tính đến độ dày của vật liệu và sự phân phối nhiệt trong đó. Chụp cắt lớp vi tính 6 tháng sau phẫu thuật đã xác nhận sự ổn định của miếng cấy ghép.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga dùng công nghệ laser để tạo hình sụn cấy ghép