Dù Nga nhất trí trừng phạt CHDCND Triều Tiên vì Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân ngày 3.9, nhưng Nga vẫn mắng lãnh đạo Mỹ “ẩu tả, thích hư danh” bằng cách bình luận về bộ ảnh cưới theo phong tục Triều Tiên hôm 13.9.

Nga mắng lãnh đạo Mỹ 'ẩu tả, thích hư danh’ bằng ảnh cưới

Trần Trí | 15/09/2017, 14:55

Dù Nga nhất trí trừng phạt CHDCND Triều Tiên vì Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân ngày 3.9, nhưng Nga vẫn mắng lãnh đạo Mỹ “ẩu tả, thích hư danh” bằng cách bình luận về bộ ảnh cưới theo phong tục Triều Tiên hôm 13.9.

Sứ quán Nga ở Bình nhưỡng thường tải ảnh đời sống người dân ở thủ đô Triều Tiên lên các mạng xã hội. Nhưng xem ra một bộ ảnh cưới theo phong tục truyền thống của người dân Triều Tiên thời lãnh đạo Kim Jong-un lại mang một thông điệp chính trị.

Ngày 13.9, Sứ quán Nga đăng 23 ảnh cưới lên facebook của sứ quán. Nhưng ghi chú rõ: Ýđồ của Sứ quán Nga chuyển một thông điệp đến tất cả mọi người - và có lẽ đặc biệt là đến Tổng thống Mỹ Donald Trump - nên suy nghĩ kỹ về người chết nếu như bùng nổ chiến tranh Mỹ - Triều.

Đoạn chú thích viết: “Nếu xảy ra xung đột quân sự ở đây, những người già này và con cháu họ chẳng liên quan chương trình tên lửa và hạt nhân, sẽ là những nạn nhân đầu tiên của những chính khách ẩu tả thích hư danh không bao giờ ngừng”.

Thông điệp này phù hợp với những tuyên bố gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin,ông nói rằng áp thêm trừng phạt lên Bình Nhưỡng cũng không thể chặn chế độ này từ bỏ tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân.

Ông Putin gợi ý thay vì trừng phạt, nên có sự hợp tác giữa Nga, Triều Tiên và Hàn Quốc, để phát triển cơ sở hạ tầng “mang lại lợi ích kinh tế” cho cả 3 quốc gia này.

Nhưng ngày 11.9, Nga đã cùng 14 thành viên Hội đồng bảo an LHQ nhất trí bỏ phiếu cấm vận Triều Tiên, theo dự thảo do Mỹ soạn thảo.

Lệnh cấm vận này gồm cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng dệt may. Đây làlĩnh vực xuất khẩu lớn hàng thứ nhì của nước này, sau than và quặng sắt, cũng là hai mặt hàng bị HĐBA cấm vận hồi tháng 8, khiến Triều Tiên mất 1/3 tổng thu nhập 3 tỉ USD/năm từ xuất khẩu.

Lệnh trừng phạt hồi tháng 8 được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng thực hiện 2 vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ngày 4.7 và 29.7.

Sản lượng dệt may xuất khẩu của Triều Tiên trong năm 2016 là 752,5 triệu USD, chiếm 1/4 tổng sản lượng hàng hóa xuất khẩu, theo số liệu của chính phủ Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, các nước bị cấm cấp giấy phép lao động mới cho nhân công Triều Tiên, trong khi những người Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài có thể tiếp tục công việc cho đến khi giấy phép hết hạn.

Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn bị cấm tham gia đầu tư vào các dự án kinh tế chung, ngoại trừ các liên doanh đang hoạt động như các đập thủy điện hợp tác giữa nước này với Trung Quốc trên sông Áp Lục; dự án đường sắt, cảng biển Khasan-Rajin với Nga.

HĐBA còn cấm các nước xuất khẩu khí tự nhiên và khí ngưng tụ sang Triều Tiên; cấm nước này nhập khẩu quá 2 triệu thùng sản phẩm lọc dầu mỗi năm; đồng thời áp đặt trần nhập khẩu dầu thô mỗi năm ở mức như 12 tháng qua.

Theo giới chức Mỹ, Triều Tiên nhập khẩu khoảng 4,5 triệu thùng sản phẩm lọc dầu như xăng và diesel mỗi năm, nghĩa là biện pháp mới sẽ khiến lượng nhập khẩu hàng hóa này bị cắt giảm hơn một nửa.

Và lệnh cấm còn niêm phong tài sản của 4 quan chức cấp cao của Triều Tiên, nhưng không niêm phong tài sản của ông Kim Jong-un như ý đồ ban đầu của Mỹ.

Mỹ còn bỏ ý tưởng hoàn tầm cấm xuất khẩu dầu sang Triều Tiên, để đổi lấy việc Nga - Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết. Hai nước này cho rằng làm thế sẽ gây bất ổn, thậm chí khiến chính quyền Kim Jong-un sụp đổ.

Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu xăng dầu chủ lực cho Triều Tiên.

Ngoài những quy định trên, HĐBA còn yêu cầu các nước theo dõi, phát hiện tàu thuyền chở theo hàng lậu của Triều Tiên lưu thông trên biển.

Chính quyền Mỹ ước tính lệnh trừng phạt mới, cộng với những biện pháp trước đây, đã khiến hơn 90% lượng hàng hóa xuất khẩu của Triều Tiên nằm trong danh sách cấm vận.

Đây được xem là sự trừng phạt mạnh nhất so với 8 nghị quyết trước đó của HĐBA kể từ năm 2006.

Sau phiên bỏ phiếu, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley tuyên bố nghị quyết thứ 9 nhắm vào nguồn cung tài chính cho chương trình vũ khí của Triều Tiên, “đặt dấu chấm hết” cho việc Bình Nhưỡng thu lợi từ 93.000 lao động ở nước ngoài.

Bà cũng ước tính Triều Tiên bị mất thêm 500 triệu USD lợi nhuận/mỗi năm hoặc hơn.

            

Ngày 12.9, phản ứng trước lệnh trừng phạt mới, Đại sứ Triều Tiên tại LHQ Han Tae-song cảnh báo đòn đáp trả sắp tới của Bình Nhưỡng “sẽ khiến Mỹ chịu đau đớn nhất từ trước đến nay”.

Ngày 13.9, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên: Lệnh trừng phạt mới nhất là “sản phẩm của sự khiêu khích ghê tởm nhằm tước đoạt quyền tự vệ hợp pháp của Triều Tiên”, cáo buộc nghị quyết thứ 9 “bóp nghẹt quốc gia và người dân nước này bằng sự kìm hãm kinh tế diện rộng”.

Tuy nhiên, Triều Tiên cho rằng các lệnh trừng phạt lại là dịp để Bình Nhưỡng “nhận ra con đường đã chọn là hoàn toàn đúng và sẽ tăng cường giải pháp để tăng tốc gấp đôi nỗ lực tăng cường sức mạnh để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền đất nước”.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga mắng lãnh đạo Mỹ 'ẩu tả, thích hư danh’ bằng ảnh cưới