Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết họ đã được NHNN chấp thuận cho chấm dứt hoạt động kinh kinh doanh mua, bán vàng miếng tại 9 điểm giao dịch trên toàn quốc, kể từ ngày 8.5.

Ngân hàng đầu tiên xin phép NHNN ngừng kinh doanh vàng miếng

# | 15/05/2018, 09:33

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết họ đã được NHNN chấp thuận cho chấm dứt hoạt động kinh kinh doanh mua, bán vàng miếng tại 9 điểm giao dịch trên toàn quốc, kể từ ngày 8.5.

Liên quan đến mảnh kinh doanh vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng đánh giá sau 5 năm kết từ ngày “siết” thị trường vàng bằng việc ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, có hiệu lực từ tháng 4.2012, cho tới cuối năm 2017,số điểm mua bán vàng miếngtrên cả nước đã giảm mạnh từ 12.000 điểm còn khoảng 2.242 điểm.

Mặt tích cực là diễn biến giá vàng trong nước đã ổn định hơn, hiện tượng buôn lậu, đầu cơ tích trữ vàng đã phần nào được hạn chế từ sau Nghị định 24 ra đời.

Tuy nhiên, NHNNnhận định sức hấp dẫn của vàng miếng đã suy giảm, cung - cầu vàng miếng trên thị trường tương đối cân bằng. Doanh số mua -bán vàng miếng trong hệ thống có xu hướng giảm, nhiều thời điểm giảm hơn 50% so với năm 2013. Toàn bộ quan hệ huy động - cho vay vốn bằng vàng đã được chuyển sang quan hệ mua - bán vàng.

Đó cũng có thể là lý do chính để BIDV xin chấm dứt kinh doanh vàng miếng tại 9 chi nhánh (đa số ở khu vực phía Bắc), theo Dân Việt.

Hoạt động kinh doanh vàng miếng của BIDV được cấp phép vào năm 2012. Như vậy, sau 5năm gia nhập, BIDV đã chính thức rút lui khỏi hoạt động kinh doanh này và là ngân hàng đầu tiênxin cắt giảm điểm giao dịch vàng miếngkể từ ngày Nghị định24/2012/NĐ-CPcó hiệu lực.Hiệncòn38 đơn vị được kinh doanh vàng miếng,gồm 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp.

Trong khi đó tờ PLO ngày 14.5 dẫn lời đại diện BIDVcho hay mặc dù doanh thu từ kinh doanh vàng đang rất tốt nhưng ngân hàng dừng mảng kinh doanh này theo yêu cầu từ NHNN. Năm 2017, lãi thuần từ kinh doanh vàng của BIDV đạt 219 tỉ đồng và năm 2016, lãi thuần của mảng này là 1.313 tỉ đồng.

Hồi cuối năm 2017, NHNN đã thông báolấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàngvới đề xuất chuyển quyền mua bán vàng miếng cho NHNN, Nhà nước độc quyền về kinh doanh vàng.

Cụ thểtạiKhoản 3, Điều 4 về “Nguyên tắc quản lý” trong dự thảo được sửa đổi, bổ sung nội dung “Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, huy động vàng từ tổ chức, cá nhân, kinh doanh vàng trên tài khoản”.

Để đảm bảo không tổ chức, cá nhân nào được thực hiện các hoạt động này, dự thảo Nghị định quy định: hoạt động huy động vàng từ tổ chức, cá nhân và hoạt động kinh doanh vàng tài khoản là hoạt động do Nhà nước độc quyền thực hiện”.

Ông Đinh Nho Bảng -Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng cho rằng việc NHNN trở thành "đơn vị kinh doanh" là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước là kiến tạo chính sách. Đồng thời ông dẫn chứngđiều kiện cấp phép kinh doanh vàng miếng trong 5 năm quađã loại bỏ hầu hết doanh nghiệp kinh doanh vàng ra khỏi thị trường vàng miếng.

A.Thư
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng đầu tiên xin phép NHNN ngừng kinh doanh vàng miếng