Trước áp lực cạnh tranh vốn huy động cho trung và dài hạn, mấy tháng gần đây, hàng loạt ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất tới 9 - 10%/năm.

Ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi, lãi suất trên 10%

Phan Thị Diệu | 29/08/2019, 06:30

Trước áp lực cạnh tranh vốn huy động cho trung và dài hạn, mấy tháng gần đây, hàng loạt ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất tới 9 - 10%/năm.

VietCapital Bankvừa mới công bố phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh dành cho khách hàng cá nhân có mệnh giá từ 10 triệu đồng và khách hàng tổ chức mệnh giá từ 100 triệu đồng với 4 kỳ hạn cố định: 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng; tương ứng với các kỳ hạn gửi là mức lãi suất 9,5%/năm, 9,8%/năm, 10%/năm và 10,2%/năm. Theo VietCapital Bank, các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi này được trả lãi theo 6 tháng, 12 tháng hoặc lĩnh lãi cuối kỳ.

10,2%/năm là mức lãi suất chứng chỉ tiền gửi cao nhất trên thị trường hiện nay. Mức này cao hơn 2-3% so với mặt bằng lãi suất huy động hiện tại, cao hơn 1% so với đỉnh của lãi suất chứng chỉ tiền gửi 2 năm trước.Đặc biệt, lãi suất này tương đương với lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài phổ biến trên thị trường và ngang ngửa với lãi các công ty tài chính tiêu dùng.

VietA Bankcũng phát hành chứng chỉ tiền gửi lãi suất 9,1%/năm đối với các kỳ hạn trung dài hạn. VIBphát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 61 tháng với lãi suất 9,1%/năm.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 24 - 36 tháng với lãi suất xấp xỉ 9%/năm. Đơn cử như SHBthông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất 8,9%/năm cho kỳ hạn 36 tháng và có giá trị trên 2 tỉ đồng; các kỳ hạn 12 - 24 tháng có lãi suất 8,6-8,8%/năm.

Nam A Bank phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 7 năm với lãi suất 8,9%/năm. Chứng chỉ tiền gửi dài hạn ghi danh của Sacombank mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, thời hạn 7 năm (84 tháng) có lãi suất 8,6%/năm. LienVietPostBank huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi cho các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng với lãi suất 8,1%/năm, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,7-1%/năm.

BIDV từ tháng 3đã có chương trình chứng chỉ tiền gửi trung, dài hạn lãi suất 7,6%/năm cho hình thức lãi suất cố định, 7,5%/năm cho lãi suất thả nổi. Từ đầu năm, SeABank phát hành chứng chỉ tiền gửi với mức lãi suất từ 8,4 - 8,6%/năm đối với kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá, trong đó có chứng chỉ tiền gửi của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt 137.299 tỉ đồng, tăng 40,95%. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiền gửi tiết kiệm dân cư trên 1 triệu tỉ đồng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM cùng thời gian này thì số dư huy động vốn qua kênh phát hành chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng chỉ chiếm trên 10% so với tiền gửi tiết kiệm dân cư.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc nhiều ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi cao nhằm huy động nguồn vốn trung dài hạn để cho vay. Nhu cầu vốn tăng lên một phần do từ đầu năm 2019 các ngân hàng thương mại phải hạ giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 45% xuống 40%.Thế nhưng, trong năm tới có thể sẽ giảm xuống 35% và đến năm 2021 còn 30%.

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc chạy đua phát hành chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng hiện nay là vì áp lực vốn đáp ứng Thông tư 41. Theo thông tư này, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) từ 9% xuống 8%, bổ sung yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động bên cạnh yêu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng đã được áp dụng từ quy định pháp luật trước.

Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2020 hoặc có thể áp dụng sớm hơn khi ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn và đăng ký với Ngân hàng Nhà nước. Vì thế, nhiều Ngân hàng thương mại gấp rút lên kế hoạch tăng vốn tự có thông qua nhiều hình thức như: phát

Phát hành chứng chỉ tiền gửi cũng mang lại hiệu quả thu hút tiền nhàn rỗi cao hơn trong dân cư nhờ vào lãi suất cao và không được phép rút trước hạn, trong khi với gửi tiết kiệm, tính ổn định thấp hơn do người dân có thể rút trước hạn.

Chứng chỉ tiền gửi là công cụ được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1994 để các tổ chức huy động vốn trung hạn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi thực sự bùng nổ từ năm 2017, vì lãi suất cao hơn so với mặt bằng chung.

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá và cũng được phát hành bởi một ngân hàng nhằm mục đích huy động vốn. Theo đó, người mua chứng chỉ tiền gửi ngân hàng cũng sẽ được hưởng lãi suất theo định kỳ. Ngoài ra, chứng chỉ tiền gửi còn được cho, tặng và chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành.

Trong khi tiền gửi tiết kiệm phục vụ nhiều kỳ hạn khác nhau từ 1-3 tuần cho tới 48, 60 tháng, chứng chỉ tiền gửi chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn dài, và người mua không được rút tiền ra trước hạn.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ tiền gửi, lãi suất trên 10%