"Các ngân hàng trên thế giới kiểm soát và quản lý mọi chuyện rất chuyên nghiệp. Khi xảy ra những vụ mất tiền như thế này, họ sẽ bồi thường tiền ngay cho người dân để bù đắp lỗ hổng nghiệp vụ, chứ không có kiểu lộm nhộm như Việt Nam, chỉ biết đổ trách nhiệm cho nhau", Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm nhận định.

Ngân hàng trên thế giới sẵn sàng bồi thường cho khách hàng mất tiền, không đổ trách nhiệm như Việt Nam!

tuyetnhung | 06/09/2016, 09:35

"Các ngân hàng trên thế giới kiểm soát và quản lý mọi chuyện rất chuyên nghiệp. Khi xảy ra những vụ mất tiền như thế này, họ sẽ bồi thường tiền ngay cho người dân để bù đắp lỗ hổng nghiệp vụ, chứ không có kiểu lộm nhộm như Việt Nam, chỉ biết đổ trách nhiệm cho nhau", Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm nhận định.

Thời gian gần đây, tình trạng các khách hàng bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng liên tiếp xảy ra, từ mấy chục triệu đến mấychục tỉ đồng trong tài khoản ngân hàng. Ví dụ như: một khách hàng VietcomBank đã bị mất 500 triệu đồng trong tài khoản; một khách hàng khác tại VPBank cũng mất26 tỉ đồng; hay việc một khách hàng khác ở Hà nội gửi hơn 4,2 tỉ đồng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thì số tiền này đã được chuyển qua một tài khoản khác mà chủ nhân không hề hay biết...

Tình trạng này đã khiến nhiều người dân lo ngại về quy trình giao dịch cũng như bảo mật tại các ngân hàng hiện nay đang có “vấn đề”. Nhiều kẽ hở cũng như thiếu sót trong việc quản lý tại các ngân hàng đang được bộc lộ ra. Để hiểu rõ hơn về điều này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với NguyênThống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm.

- Gần đâyliên tục xảy ranhững vụ mất tiền trong tài khoản tại các ngân hàng khiến nhiều người lo ngại. Ông có đánh giá gì về quy trình giao dịch cũng như bảo mật tại các ngân hàng trong nướchiện nay?

- Ông Cao Sỹ Kiêm:Tình trạng mất tiền trong tài khoản đang xảy ra rất phổ biến tại Việt Nam thời gian qua. Điều này có thể thấy chế độ bảo mật ở Việt Nam còn rất yếu kém. Điều này đang thực sự đe dọa đến quyền lợi của người dân và uy tín của các ngânhàng.

Theo tôi, để xảy ra tình trạng này thìcó 3 nguyên nhân. Thứ nhất là thể chế quản lý thanh toán qua tài khoản tại các ngân hàng ở Việt Nam chưa hoàn thiện một cách đầy đủ, nên chưa kiểm soát được rủi ro.

Thứ hai là ngân hàng và khách hàng thực hiện các quy trình chưa nghiêm, chưa sát với thông lệ quốc tế nên để lại kẽ hở cho các hacker.

Thứ ba là đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo một cách có hệ thống, trách nhiệm, trình độ giải quyết vấn đề còn lộ ra nhiều yếu điểm, chưa cao. Nếu những điều này vẫn còn tiếp diễn thì tôi cho rằng, số lượng người mất tiền sẽ không chỉ dừng lại ở đây.

- Khi xảy ra những vụ việc này, hầu hết các ngân hàng đều rũ bỏ trách nhiệm. Phải chăng, đây là một lỗi trầm trọng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam?

- Đúng là như vậy. Hầu hết khách hàng đều không hiểu quy trình, mức độ bảo mật nên họ đặt hết niềm tin vào ngân hàng mà họ đặt tiền gửi.Khi xảy ra vụ việc, không biết nguyên nhân do đâu nhưng đứng trên tư cách là cơ quan bảo vệ tài chính của dân, ngân hàng nhận giữ tiền của họ thìphải có trách nhiệmquản lý, giải quyết cho uyên thâm, không được đổ lỗi lẫn cho nhau, gây mất uy tín và khiến dư luận hoang mang.

- Còn trên quốc tế, vấn đề khách hàng đột nhiên bị mất tiền trong tài khoản mà không rõ nguyên nhân sẽ được xử lý ra sao, thưa ông?

Khi sự cố xảy ra, kinh nghiệm các ngân hàng trên thế giới là không đổ lỗi cho khách hàng, bởi khi nhận tiền gửi vào của khách, trách nhiệm và nghĩa vụ đầu tiên của ngân hàng là phải áp dụng các biện pháp an toàn đảm bảo tiền của khách không bị thất thoát. Nếu tiền bị bốc hơi mà không có chữ ký của khách hàng thì ngân hàng sẽ trích từ quỹ rủi ro bồi thường trước. Nguyên nhân do đâu sẽ nhờ đến sự can thiệp của cơ quan pháp luật và tiếp tục xử lý.

Do thể chế và trình độ thực thi của ngân hàng và khách hàng quốc tế ở mức cao, nên những vụ việc mất tiền hay buông lỏng quản lý như ở Việt Nam thường không diễn ra nhiều

Qua đó có thể thấy, các ngân hàng trên thế giới kiểm soát và quản lý mọi chuyện rất chuyên nghiệp, chứ không có kiểu lộm nhộm như Việt Nam, chỉ biết đổ trách nhiệm cho nhau.

- Dưới góc độ luật pháp ở Việt Nam, đã cóquy định thế nào về trách nhiệm của các ngân hàng đối với tiền gửi của khách hàng, thưa ông?

- Trách nhiệm của ngân hàng được quy định rõ trong luật tổ chức tín dụng, luật thanh toán, luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đối với quốc tế, họ cũng đề ra những luật lệ này nhưng mức độ thực thi cũng như bảo mật của họ cao hơn, điều này Việt Nam vẫn đang trên đường học tập.

Cám ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)
Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phòng ngừa tội phạm cướp ngân hàng
Ngày 21.11, Công an TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm cướp tài sản tại các ngân hàng trên địa bàn TP.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngân hàng trên thế giới sẵn sàng bồi thường cho khách hàng mất tiền, không đổ trách nhiệm như Việt Nam!