Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất giải pháp tăng thu cho Ngân sách Nhà nước hơn 15 tỉ USD từ tiến trình bán cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Trong văn bản trình Thủ tướng, VAFI đã đề xuất 2 giải pháp để các DNNN buộc phải niêm yết chứng khoán để giúp tăng thu ngân sách hơn 15 tỉ USD.
Cụ thể, VAFI nêu rõ hơn 10 năm qua, mặc dù Đảng, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách gắn cổ phần hóa vớiniêm yết chứng khoán, nhưng nhiều DNNN tuy đã được cổ phần hóa mà không chịu niêm yết và thoái vốn.
Dẫn chứng vềđiều này, VAFI chỉ ra trường hợp của hai ông lớn ngành giải khát của nhà nước chậm niêm yết là Tổng công ty CP Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty CP Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco).
"Hai doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách trốn niêm yết trong 9 năm qua, chỉ đến khi có sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng thì Sabeco và Habeco mới chịu làm thủ tục niêm yết", VAFI cho hay.
Bàn vềnguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tránh niêm yết, Phó Chủ tịch VAFI - Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, có thể do người đại diện cổ phần nhà nước yếu kém năng lực và không thích sự minh bạch để dễ dàng tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và của cổ đông.
Hoặcở đó sẽcó nhiều nhóm lợi ích với ý đồ tham nhũng, bưng bít thông tin và tìm cách kiểm soát doanh nghiệp cổ phần hóa, biến tài sản cổ đông và nhà nước thành tài sản của nhóm cá nhân để rồi những nhóm lợi ích này trở thành chủ nhân của doanh nghiệp mặc dù họ không có nhiều vốn cổ phần.
Theo VAFI, hậu quả của việc trốn tránh niêm yết sẽ làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của giới đầu tư vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nhà nước sẽ thất thu hàng tỉ USD từ việc bán cổ phần nhà nước. Do đó, hiệp hội này đề xuất giải phápchế tài để buộc các doanh nghiệp phải niêm yết theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể, thứ nhất là nếu bất kỳ người đại diện cổ phần nhà nước nào không tuân thủ Quyết định 51, cố tình trốn tránh việc niêm yết thì tự động mất tư cách là người đại diện cổ phần nhà nước và khi đó các cấp có thẩm quyền sẽ cử người khác thay thế.
Thứ hai là nếu lãnh đạo Bộ, ngành địa phương nào ngăn cản doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết chứng khoán thì cá nhân đó sẽ bị án kỷ luật mà không cần phải họp để xét xử hình thức kỷ luật với cá nhân đó.
Tuyết Nhung