Trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, việc tập trung xử lý nợ xấu là trọng tâm.

Ngành ngân hàng tập trung xử lý nợ xấu trong năm 2023

H.Đ | 20/01/2023, 16:09

Trong Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành, việc tập trung xử lý nợ xấu là trọng tâm.

noxau.jpg

Chỉ thị nêu rõ các cấp lãnh đạo ngành ngân hàng sẽ:

Tăng cường công tác giám sát an toàn vi mô và vĩ mô; nâng cao khả năng phát hiện, phân tích, cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro, khủng hoảng có nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng.

Theo dõi, giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, đảm bảo dòng vốn hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; cảnh báo kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm đối với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, hạch toán lãi dự thu... 

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm Quyết định số 1382/QĐ-NHNN ngày 12.8.2022 của Thống đốc NHNN; chỉ đạo, theo dõi, giám sát các tổ chức tín dụng xây dựng, triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước; tập trung triển khai chủ trương, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền về việc cơ cấu lại, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm ổn định tình hình hoạt động và hỗ trợ các tổ chức tín dụng này từng bước phục hồi. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định pháp luật; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh nhằm bảo đảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức dưới 3%.

Củng cố hoạt động các tổ chức tín dụng là hợp tác xã, xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém và tăng cường quản lý, giám sát tổ chức tài chính vi mô: Tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý, chấn chỉnh, củng cố hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân bảo đảm theo đúng tôn chỉ, mục đích thành lập và hoạt động; nâng cao vai trò hỗ trợ và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong liên kết hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, điều hòa vốn, kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các quỹ tín dụng nhân dân, triển khai các nhiệm vụ về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu liên quan đến tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô. 

Đối với NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu tổ chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn; thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố...; theo dõi, nắm bắt tình hình cấp tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực trên địa bàn, đặc biệt là tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phối hợp với các sở ban ngành trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của ngành ngân hàng; giữ vai trò đầu mối gắn kết chặt chẽ các tổ chức tín dụng trên địa bàn, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng…

Đồng thời cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; tăng cường quản lý hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo an toàn hệ thống công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ trên địa bàn, và một số nhiệm vụ trọng tâm khác…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành ngân hàng tập trung xử lý nợ xấu trong năm 2023