Sáng 5.3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dự kiến ngày 8.3 sẽ bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca đã được nhập về trước đó.

Ngày 8.3 sẽ bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 vừa nhập về Việt Nam

Dạ Thảo - Ảnh: Thành Chung | 05/03/2021, 13:22

Sáng 5.3, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết dự kiến ngày 8.3 sẽ bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca đã được nhập về trước đó.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện nay khi nhu cầu vắc xin lớn, nguồn cung của thế giới hạn chế, nhiều nước sẵn sàng mua dưới dạng kỳ vọng, thậm chí có hơn 30 nước đăng ký mua vắc xin gấp nhiều lần nhu cầu thực tế. 

"Việc đảm bảo đủ vắc xin rất khó khăn, ngoài ra đây là những vắc xin mới phát triển, chưa có nghiên cứu đủ lâu để khẳng định chất lượng, hiệu quả bảo vệ. Vì vậy, quan điểm của Bộ Y tế là bên cạnh việc mua vắc xin từ nước ngoài, phải tập trung nghiên cứu, sản xuất, chủ động bằng nguồn vắc xin trong nước"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

Theo kế hoạch, ngày 6.3, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ chủ trì hội nghị triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tập huấn toàn tuyến trên toàn quốc trong vấn đề hướng dẫn tiếp nhận, sử dụng, bảo quản vắc xin, cũng như xử lý tai biến sau tiêm…

Dự kiến đến ngày 8.3, những liều vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên sẽ được tiêm cho người Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Thủ tướng Chính phủ. Trước hết tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân COVID-19 (những người trực tiếp tham gia quá trình điều trị bệnh nhân); các đối tượng theo Nghị quyết 21; các vùng dịch (tập trung cho 13 tỉnh có dịch, trong đó tập trung nhất cho Hải Dương)… do lượng vắc xin lần này quá ít so với nhu cầu thực tế.

Những người được tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vắc xin.

Bộ trưởng Y tế cũng khẳng định tiêm vắc xin không đảm bảo 100% có hiệu quả bảo vệ, mà chỉ 90% nếu tiêm vắc xin của Pfizer; tiêm vắc xin AstraZeneca hiệu quả là 76% mũi 1, 81% mũi 2. Về đối tượng tiêm, Bộ Y tế cũng đã có lộ trình cụ thể: “Vắc xin là vấn đề đặc biệt nhạy cảm, Bộ Y tế phải là đầu mối điều phối thống nhất, không thể để tình trạng các địa phương đàm phán trực tiếp với doanh nghiệp mua vắc xin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngày 8.3 sẽ bắt đầu tiêm vắc xin phòng COVID-19 vừa nhập về Việt Nam