Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VNL) và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) đề nghị tính toán lại chi phí suất đầu tư bến số 1, Cảng Quy Nhơn do nghi ngờ suất đầu tư này bị chênh cao.

Nghi ngờ bị chênh cao, VAFI đề nghị tính lại suất đầu tư bến số 1 Cảng Quy Nhơn

17/07/2020, 17:14

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VNL) và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB) đề nghị tính toán lại chi phí suất đầu tư bến số 1, Cảng Quy Nhơn do nghi ngờ suất đầu tư này bị chênh cao.

VAFI kiến nghị nhiều nội dung về Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn - Ảnh minh họa

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có đơn gửi các Bộ, ngành mong muốn đưa suất đầu tư tại 1 bộ phận khu vực DNNN và DN có cổ phần chi phối phấn đấu về bằng khu vực doanh nghiệp tư nhân.

VAFI có đề cập tới Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1, Cảng Quy Nhơn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải (Vinalines đang nắm 49%/ vốn điều lệ tại CMB) không sát thực tế khi dự toán tổng mức đầu tư cho dự án là 497 tỉ đồng, khiến cổ đông Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn lo lắng .

Cổ đông Cảng Quy Nhơn có giới thiệu Công ty cổ phần Dịch vụ Cảng Đại Dương với HĐQT Cảng Quy Nhơn làm tư vấn thẩm tra nhằm cung cấp và tư vấn trực tiếp cho cổ đông kiến thức, thông tin trong lĩnh vực này và cũng nhằm đảm bảo tiếng nói khách quan.

Văn bản cũng cho biết cổ đông đã yêu cầu Tư vấn Đại dương cung cấp báo cáo thẩm định về tổng mức đầu tư nhưng chưa có báo cáo chính thức, do còn chờ CMB cập nhập lại số liệu thực tế. Hơn nữa, để hoàn thành báo cáo này phải chờ Bộ Giao thông thẩm định dự án này sau đó CMB mới cập nhập lại .

Tuy nhiên cổ đông Cảng Quy Nhơn đề nghị Tư vấn Đại dương thẩm tra ngay “Dự toán gói thầu cung cấp cọc ống BTCT DUL D= (70-44) cm, 80 Mpa đến địa điểm Cảng Qui Nhơn, gói thầu có khối lượng 33.800m dài”.

Tư vấn Đại dương đã gửi đề nghị báo giá tới Công ty TNHH Bê tông và Xây dựng Minh Đức - một nhà cung cấp cọc bê tông ly tâm lớn cho các công trình xây dựng cảng và đã nhận được phiếu báo giá. Đơn giá chưa VAT là 1.750.000 đồng cho 1m dài và có thuế VAT là 1.925.000 VND, còn CMB đưa đơn giá sau thuế là 3.215.751 VND. Chênh lệch đơn giá là 1.290.751 đồng.

Theo CMB tính toán thì gói thầu này có trị giá hơn 108 tỉ đồng, nhưng Tư vấn Đại Dương thẩm tra lại thì gói thầu có trị giá 65,2 tỉ đồng, theo báo giá từ nhà cung cấp cọc bê tông ly tâm Minh Đức. Chênh lệch tới hơn 43 tỉ đồng. Trong văn bản này, VAFI cho biết họ thay mặt cổ đông Cảng Quy Nhơn đề nghị CMB giải thích cách tính toán gói thầu này?

Cụ thể, CMB lập dự toán cho công trình cải tạo và nâng cấp cầu tầu trị giá 341 tỉ đồng, trong đó trị giá cung cấp cọc BTCT D (700-440) là 108,9 tỉ đồng, tuy nhiên theo báo giá từ Công ty Minh Đức thì gói thầu có giá trị 65,2 tỉ đồng. Với giá này làm cho tổng mức đầu tư Cảng Quy Nhơn giảm 10%.

VAFI nêu: Có vẻ CMB lập dự toán chưa sát thực tế? Cuối tháng 1.2020, cổ đông có đề nghị Phó tổng giám đốc CMB cung cấp thông tin các gói thầu mà CMB tư vấn cho Viconship xây dựng cảng VIP PORT tại Hải Phòng (CMB chỉ là một trong nhiều nhà thầu tư vấn) thì có kết quả khá thú vị giữa giá dự toán và giá trúng thầu.

Cụ thể, gói thầu số 1: Tường cừ thép gia cố kè sau cầu giá trị dự toán xây dựng hơn 45,5 tỉ đồng nhưng giá đấu thầu thi công 33,7 tỉ đồng, giảm so với dự toán 26%.

Gói thầu số 2: Cầu tầu giai đoạn 1 và kè sau cầu (phần BTCT) giá trị dự toán xây dựng 168 tỉ đồng, giá đấu thầu thi công 125 tỉ đồng, giảm 25%.

Gói thầu số 3: Nạo vét gầm bến, khu nước đậu tàu và vùng quay tàu giai đoạn 1 giá trị dự toán xây dựng 47,1 tỉ đồng, nhưng đấu thầu thi công 36 tỉ đồng, giảm 23% so với dự toán .

Các gói thầu của CMB lập dự toán cho Viconship quá cách xa thực tế (chênh 25%), nếu doanh nghiệp không được quản trị tốt và có lợi ích nhóm thì cách lập dự toán như trên sẽ dễ dấn tới tình trạng thất thoát tài sản của các cổ đông hay chính là suất đầu tư cao.

VAFI cho rằng phải hoạch định chính sách quản lý nhà nước ra sao để việc xây dựng giá thầu sát với thực tế, vừa tránh thất thoát tài sản cho nhà nước, cho cổ đông lại vừa giúp cho công tác lập dự toán giá thầu hiệu quả và không phải mất nhiều thời gian trong công tác tư vấn, thẩm tra, giám sát.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghi ngờ bị chênh cao, VAFI đề nghị tính lại suất đầu tư bến số 1 Cảng Quy Nhơn