Từng “đường kim mũi chỉ” của Hoàng Đăng Nghiễm có lẽ được vẽ lên từ mặt bằng hoang tưởng trong tâm hồn nghệ sĩ.
Văn hóa

Nghiễm vẽ từ sự hoang tưởng

Tiểu Vũ (thực hiện) 07/05/2024 16:59

Từng “đường kim mũi chỉ” của Hoàng Đăng Nghiễm có lẽ được vẽ lên từ mặt bằng hoang tưởng trong tâm hồn nghệ sĩ.

Triển lãm cá nhân "Đường kim mũi chỉ” của họa sĩ Hoàng Đăng Nghiễm bày 22 tác phẩm vật liệu tổng hợp, khổ lớn. Triển lãm mở từ ngày 13 - 31.5 tại Blanc de Blancs, 83-85 Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM. Triển lãm do Art Key tổ chức, với sự đồng hành của Blanc de Blancs và Jockey. Giám tuyển của triển lãm lãm nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi.

Dịp này, phóng viên Một Thế Giới đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ - họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn (đến từ Đà Nẵng) về những tác phẩm của họa sĩ Hoàng Đăng Nghiễm sắp được giới thiệu với công chúng TP.HCM lần này.

img_e3460.jpg
Họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn - Ảnh: Tiểu Vũ

- P.V: Là một họa sĩ, cũng là người theo theo dõi sát sao các hoạt động mỹ thuật của Đà Nẵng trong nhiều năm nay, anh muốn nói gì về người đồng nghiệp?

- Họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn: Hoàng Đăng Nghiễm sinh năm 1974, là một kiến trúc sư nội thất, hiện sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Anh vẽ tranh từ nhỏ, là con trai họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận (1942 - 2021) - một nghệ sĩ đầy chất bụi bặm nhưng hào hoa, lãng mạn. Nghiễm thì hoàn toàn khác với cha, từ tính cách, lẫn về lối sống, công việc sáng tác bởi phong cách sống trầm lắng, suy ngẫm đời sống nội tâm. Vì lẽ đó, tranh Nghiễm gợi nỗi ám ảnh, ẩn hiện u buồn man mác, tạo khoảng không xa xăm, bên phận người u uẩn giữa quá khứ và thực tại. Với Nghiễm, chất liệu hội họa kết hợp điêu khắc, tìm kiếm trên nền vải thô, cộng bàn tay sơn phết, hòa điệu bằng khối hình trong điêu khắc, đã tạo ra cho anh cuộc chơi đầy lý thú.

- Cảm xúc của anh khi xem tranh Hoàng Đăng Nghiễm?

- Thoạt đầu xem tranh, tôi bị chạm phải tâm lý nhục cảm với hành động thoát ly, trong cái nhìn trên cao chiếu xuống, chúng có sức hút vừa lạ vừa quen. Sức hút đó chính là tính kỹ lưỡng trong sáng tạo của người nghệ sĩ. Có thể cảm nhận được tác giả “Nghiễm” ký tên trong tranh, bị chịu đựng giam mình, ở thế giới tưởng tượng ấy, thể hiện cách khốn cùng phơi bày ra. Tranh của Nghiễm thực sự mang tư duy tạo hình kiến trúc hơn là dấu ấn hình họa. Theo tôi, vì anh có nhu cầu tự thỏa mãn nó cho đời sống này, giữa con người trong xã hội, rung cảm chính kiến nỗi đau thường nhật, chúng cần bù đắp thế giới trong anh đang hiện hữu.

hoang-dang-nghiem-1-copy.jpg
Họa sĩ Hoàng Đăng Nghiễm - Ảnh: NVCC

- Đâu là sức hút trong tranh của Hoàng Đăng Nghiễm, thưa anh?

- Tranh Hoàng Đăng Nghiễm mang phong cách tối giản, sắc màu tương phản, gợi cảm điểm nhấn, tạo soi dấu vết mang tính biểu hiện trừu tượng. Chúng có từng góc vuông vô hình, mảng sợi vải bố phế phẩm, bao bố rách cũ kỹ nhuộm màu, may vá chồng nhiều lớp xen nhau, xịt từng dòng chữ, con chữ cái bất ngờ ngẫu hứng, loang loáng chiếu lên bề mặt tranh, tạo thành vô số hình tính hấp dẫn tự nhiên.

Điểm chung của Nghiễm tạo cho người xem cảm thấy lạ lẫm, mảng màu hòa quyện đậm nhạt, soi gần lại có từng sợi vải bé lớn nhỏ, trên nền vải thô đan kết nhau, chúng trường màu kết dính, tạo ra mỗi bức tranh mang tính ứng biến, thành quy luật đan xen riêng biệt. Tôi mơ hồ chạm thấy từng mảng sáng, chiếu rọi cơ thể khô sần sùi, gam màu trầm bóng úp lên sự vật, cứ mờ ảo bức tường ẩm ướt.

- Anh cho biết, cụ thể hơn là gì?

- Với Hoàng Đăng Nghiễm, tôi nghĩ anh ấy đã nói ra bằng hình ảnh chứ không bằng lời, tranh của anh đã thể hiện rất rõ điều ấy. Nghiễm cũng đã khẳng định “Tôi hàn gắn lại những rạn nứt tâm tính, là vết thương trên làn da bị rách, bị đâm thủng, cắt hở, bề mặt vải bố thô ráp để tạo ra thị giác, ý đồ trên mặt bằng với chất liệu chủ đích trong tranh”.

Vì ý tưởng trên, cho thấy anh muốn đột phá, mỗi bức tranh sinh ra, nó đều bật sáng khoảng trống lan rộng, hình thoi tả tơi méo mó, vệt loang nứt tỏa giống lời giải thoát tâm hồn, cứu rỗi in hình thập tự, ký tự bảng chữ cái Hy Lạp.

duong-kim-jui-chi-1.jpg
Đường kim mũi chỉ - tác phẩm của Hoàng Đăng Nghiễm

- Riêng anh đã thấy gì trong “đường kim mũi chỉ”?

- Đứng trước 22 tác phẩm tranh Hoàng Đăng Nghiễm, triển lãm chia thành từng giới hạn khác nhau như Đường kim mũi chỉ, Cát bụi vẫn còn, Hàn gắn, Vá khâu những tàn tích. Tôi thấy liền tính cần mẫn, trau chuốt cận kề bên mỗi bức tranh đang hồi sinh, chúng tạo năng lượng khơi lòng yêu thương. Càng suy diễn hình dung lối tạo hình trên, thấy đó chính là tâm trạng người họa sĩ này hướng đến. Anh không hề bị ràng buộc, éo le, mà tự mình giải thoát, không trăn trở nghĩ suy con đường đời sống nghệ thuật.

Với tôi, tranh Hoàng Đăng Nghiễm giống những ý thơ bật sáng nhiều mặt bằng uẩn khúc, cánh đồng vàng ủ màu đêm tăm tối, hoàng hôn lóe sáng trên từng thửa ruộng, mũi kim như ranh giới cảm nhận sự tan rã, biểu hiện cuộc chiến tàn tích, hoen ố màu nâu rêu lạnh.

va-khau-nhung-tan-tich-4.jpg
Khâu vá những tàn tích - tranh của Hoàng Đăng Nghiễm

Từ tâm trí người vẽ tranh, vai trò người sưu tập nghệ thuật, họ bắt buộc thâm nhập người vẽ tranh. Nghiễm cho ta thấy anh có cách khám phá độc lạ với chất liệu vải thô, tương tác kỹ năng khắc họa, phần nào khác biệt trong dòng tranh đương đại.

Hy vọng Nghiễm tách biệt môi trường sống thực tại, với vai trò kiến trúc sư, để trở thành họa sĩ bất biến, luôn tạo ra lối vẽ mới hơn, thể nghiệm trong bối cảnh xã hội kiến trúc hiện đại.

- Cảm ơn những chia sẻ của anh!

Sự chọn lựa những vật liệu “nghèo” và cách thể hiện thủ công trong tác phẩm nghệ thuật trên vải của Hoàng Đăng Nghiễm có cùng ý thức với xu hướng Arte Povera (nghệ thuật nghèo), đồng thời có thể sánh với thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản khi đề cao sự điều độ và khiêm tốn, sự thô phác không hoàn hảo thể hiện bằng tính bất quy tắc, và nhất là thể hiện ý thức của triết học mottanai chống lại sự lãng phí (chống lại với xã hội định hướng tiêu dùng ngày nay, đề cao ý tưởng tôn trọng tài nguyên và môi trường, giảm thiểu chất thải). Điều này trở thành nguồn cảm hứng và chìa khóa cho lý tưởng sáng tạo của các nghệ sĩ khi biết “trân trọng những giá trị còn sót lại".

Hà Vũ Trọng - Nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật

Bài liên quan
Nhà thơ, hoạ sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn choáng váng vì bị biến thành... kẻ sát nhân
Nhà thơ, họa sĩ Huỳnh Lê Nhật Tấn bất ngờ và khá sốc khi thấy hình chân dung của anh trên bìa sách Kẻ sát nhân không bao giờ bị bắt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiễm vẽ từ sự hoang tưởng