Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Việt – Úc và nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học quốc tế đăng trên tạp chí Merging Infectious Diseases mới nhất đã xác nhận coronavirus có thể lây cho hành khách khi đi máy bay.
Nghiên cứu củaViệt Nam, với sự đóng góp chính của các chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, dựa trên một ca mắc COVID-19 ở Việt Nam hồi tháng 3năm nay. Đó là một nữ bệnh nhân và chị ruột đi du lịch châu Âu vào thời điểm bùng phát dịch, từng ghé Milan (Ý), Paris (Pháp) trước khi đến London (Anh).
Khi rời London vào ngày 1.3, bệnh nhân thấy đau họng, ho, rồi đáp chuyến bay về Việt Nam nhưng không ai chú ý. Khoảng 15 giờ đồng hồ sau khi bệnh nhân cất cánh, 15 người khách trên cùng chuyến bay cũng mắc bệnh, nghiên cứu ghi nhận.
Nghiên cứu này là một trong 2công trình khoa học đăng trên tạp chí quốc tếEmerging Infectious Diseasesmới nhất, cho thấy coronavirus lây lan trên máy bay như thế nào và gợi ý rằng việc chỉ ngồi giãn cách khi đi máy bay là không đủ để bảo vệ hành khách.
Nghiên cứu còn lại dựa trên sự việc hai hành khách đáp chuyến bay từ Boston đến Hong Kong và làm lây bệnh cho tiếp viên máy bay.
Cả hai trường hợp này đều xảy ra vào thời điểm sớm của đại dịch và trên những chuyến bay đường dài, trước khi các hãng hàng không bắt đầu đề nghị hành khách phải mang khẩu trang khi đi máy bay.
Nhóm nghiên cứu của Việt Nam đã theo dõi chùm ca bệnh liên quan đến một chuyến bay từ London đến Hà Nội vào ngày 2.3.“Một nữ doanh nhân 27 tuổi từ Việt Nam được xem là mắc bệnh đã có thời gian ngụ tại London từ đầu tháng 2”, tác giả Nguyễn Công Khanh (của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương)và cộng sự viết. “Vào ngày 22.2, ca số 1 này và người chị đi từ Milan ghé qua Paris để tham gia Tuần lễ thời trang hằng năm rồi quay về London ngày 25.2”.
Vào thời điểm trên, coronavirus bắt đầu lan nhanh ở Ý nhưng lại có rất ít ca được phát hiện ở Anh. Nữ bệnh nhân đáp chuyến bay ngày 1.3 từ London về Hà Nội.“Cô ta ngồi hạng thương gia và tiếp tục bị đau họng, hosuốt thời gian ngồi trên máy bay”, theo các nhà nghiên cứu.
Ba ngày sau khi về nước, nữ bệnh nhân đến một bệnh viện khám và được xét nghiệm dương tính với vi rút. Nhân viên y tế đã theo dõi 217 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay, phát hiện 12 hành khách hạng thương gia, 2 hành khách hạng bình dân và 1 nhân viên phi hành đoàn mắc bệnh.
Những cuộc điều tra sau đó cho thấy khó có khả năng 15 người này bị lây qua nguồn nào khác ngoàinữ bệnh nhân trên chuyến bay.
“Nhiều khả năng con đường lây lan bệnh trên chuyến bay là các giọt bắn từ ca số 1, đặc biệt cho những người ngồi ở hạng thương gia”, các nhà khoa học viết. “Chúng tôi kết luận rằng nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 trên máy bay trong những chuyến bay đường dài là có thật và có thể tạo những chùm ca COVID-19 số lượng nhiều, thậm chí ở khoang hạng thương gia – nơi sắp xếp chỗ ngồi cách xa so với cách sắp xếp gần nhau thường thấy trên máy bay”.
“Vì thế ngày nào COVID-19 còn là mối đe dọa đại dịch toàn cầu khi không có các test nhanh tại chỗ thì những giải pháp phòng ngừa nhiễm trùng trên máy bay và các giải pháp tầm soát ở điểm đến càng cần thiết để bảo đảm an toàn bay”.
Trong nghiên cứu thứ hai, một cặp hành khách bay từ Boston đến Hong Kong ở hạng thương gia ngày 9.3 đã xuất hiện triệu chứng bệnh sau khi đến và được chẩn đoán nhiễm coronavirus.
Việc truy vết tiếp xúc đã phát hiện hai nhân viên phi hành đoàn cũng dương tính với vi rút. Deborah Watson-Jones, nhà khoa học của Trường Vệ sinh và yhọc nhiệt đới London, và cộng sự viết: “Địa điểm duy nhất nơi cả 4 người gần nhau sát sao trong một thời gian dài là bên trong máy bay. Giải trình từgien cho thấy 4 ca bệnh này có liên quan với nhau với kết quả giống nhau 100%”.
Bình Yên (theo CNN)