Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), khó khăn lớn nhất đối với các nhà khoa học trong nước chính là thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu nên các công trình nghiên cứu thường bị các tạp chí có uy tín trên thế giới nghi ngờ về kết quả cũng như hiệu quả thực sự.

Nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị nghi ngờ do… thiếu trang thiết bị

Thu Anh | 14/07/2016, 10:55

Theo PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), khó khăn lớn nhất đối với các nhà khoa học trong nước chính là thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu nên các công trình nghiên cứu thường bị các tạp chí có uy tín trên thế giới nghi ngờ về kết quả cũng như hiệu quả thực sự.

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay 16 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia với kinh phí đầu tư gần 1.000 tỉđồng đã cho thấy tác động tích cực, góp phần phát triển ngành khoa họcvà công nghệ (KH-CN) nước nhà. Tuy nhiên, vẫn còn không ít phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động chưa hiệu quả, bộc lộ nhiều bất cập như thiếu nhân lực, thiếu đồng bộ về thiết bị và đề tài dự án thực hiện...

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN cho rằngbản thân Việt Nam cũng đã có những phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia ở các lĩnh vực khác nhau nhưng bị phân tán, manh mún ở nhiều nơi và không mang đầy đủ ý nghĩa của một phòng thí nghiệm quốc gia.

Theo TS Nguyễn Văn Lạng, những phòng thí nghiệm tại Việt Nam chưa được khai thác triệt để, thậm chí có những phòng thí nghiệm hoạt động gần như không có hiệu quả. Đây là yếu kém trong quá trình điều hành.

“Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải có những cơ sở vật chất hiện đại, những máy móc tiên tiến với những công nghệ mới, mang tính cập nhật cao để Việt Nam giải quyết được các bài toán về công nghệ”, TS Lạng nhấn mạnh.

TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hội Thông tin khoa học và công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-CN

Trao đổi với báo giới sau lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 hồi tháng 5, PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng từng than rằng khó khăn lớn nhất đối với các nhà khoa học trong nước bây giờ chính là việc thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất nên những nghiên cứu thường bị các tạp chí cóuy tín trên thế giớinghi ngờ về kết quả đạt được cũng như hiệu quả thực sự của dự án nghiên cứu. Chính vì vậy, những nhà nghiên cứu khoa học trong nước thường rất mất thời gian và sức lực để thuyết phục những tạp chí uy tín đăng kết quả nghiên cứu cũng như tạo dựng lòng tin trong họ.

Cụ thể, tại một số trường đại học, cao đẳng đầu ngành về KH-CN, các thiết bị máy móc cũng đã có dấu hiệu hoen gỉ, công nghệ đã lỗi thời, thậm chí có những máy móc hỏng hóc nằm “đắp chiếu” hàng năm trời, ảnh hưởng trực tiếp đến việc nghiên cứu khoa học của cán bộ, nhân viên và sinh viên của trường.

Nhằm khắc phục điều này, đề án “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH-CN và tổ chức KH-CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm” (sửa đổi, bổ sung) được ban hành mới đây đã chú trọng vào việc hỗ trợ trang thiết bị dùng chung; hoạt động tư vấn, đào tạo bồi dưỡng; tổ chức hội nghị, hội thảo; xây dựng trang thông tin điện tử để quảng bá về cơ sở ươm tạo.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Minh (Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) được vinh danh ở hạng mục tác giả có công trình khoa học xuất sắc trong buổi trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 với đề tài "Nghiên cứu sự giải phóng kali đi kèm với quá trình hòa tan phytolith trong rơm rạ".

Về việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tự chủ của tổ chức KHCN công lập, sẽ tập trung vào: Hỗ trợ trang bị máy móc, thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng sáng tạo để có kết quả công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế… cùng các chương trình đào tạo khác.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 592/QĐ - TTg ngày 22.5.2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH-CN) và tổ chức KH-CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm”.
Trong đó tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy định về hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH-CN. Quyết định sẽ chú trọng vào việc hỗ trợ cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH-CN, ưu tiên cơ sở ươm tạo được thành lập tại các viện nghiên cứu, trường đại học, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu CNTT tập trung.
Về việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực tự chủ của tổ chức KH-CN công lập, sẽ tập trung vào: Hỗ trợ trang bị máy móc, thiết bị thí nghiệm, thử nghiệm phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển ý tưởng sáng tạo để có kết quả công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế… cùng các chương trình đào tạo khác.

Bài, ảnh: Thu Anh
Bài liên quan
Thiết bị 6G đầu tiên trên thế giới
Trang The Inquirer giới thiệu thiết bị 6G đầu tiên trên thế giới do 4 công ty Nhật Bản hợp tác phát triển, đem kết nối tốc độ cao này đến gần hơn với thực tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu khoa học của Việt Nam bị nghi ngờ do… thiếu trang thiết bị