Ellen Degeneres và Martine Rothblatt là 2 cái tên LGBT hiếm hoi trong danh sách.

Người chuyển giới và đồng tính lọt top 80 nữ doanh nhân tự thân giàu nhất nước Mỹ năm 2019

Chí Thiện | 05/06/2019, 07:51

Ellen Degeneres và Martine Rothblatt là 2 cái tên LGBT hiếm hoi trong danh sách.

Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố danh sách “Những nữ doanh nhân tự thân giàu nhất nước Mỹ năm 2019” với 80 cái tên – tăng 1/3 so với năm ngoái. Động thái này nhằm chứng minh việc phụ nữ ngày càng tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm và thành công hơn bao giờ hết.

Ít nhất phải có 225 triệu USD để góp mặt trong danh sách. Và tổng tài sản 80 phụ nữ này sở hữu là 81,3 tỉ USD. Đặc biệt, lĩnh vực kinh doanh của họ cực kỳ đa dạng trải dài từ mỹ phẩm, thời trang, ca hát, truyền hình cho đến y tế và khoa học.

Năm thứ hai liên tiếp, Diane Hendricks - đồng sáng lập và chủ tịch của ABC Supply, nhà phân phối tấm lợp lớn nhất nước Mỹ - đứng đầu danh sách với tài sản 7 tỉ USD, tăng 2,1 tỉ USD so với năm trước. Meg Whitman - CEO của công ty khởi chuyên về video Quibi - đã nâng tài sản của mình lên 3,8 tỉ USD và chiếm vị trí thứ 2 từ Marian Ilitch – chủ sở hữu chuỗi cửa hàng pizza Little Caesars với tài sản 3,7 tỉ USD.

Những cái tên còn lại trong top 5 là Judy Faulkner của hãng Epic Systems với tài sản 3,6 tỷ USD và Thai Lee - chủ sở hữu nhà cung cấp thiết bị điện tử SHI với 3 tỷ USD.

Luisa Kroll - biên tập viên của Forbes - cho biết: “Năm nay, chúng tôi mở rộng số lượng cá nhân trong danh sách lên một phần ba. Vài người đã tạo ra những sản phẩm độc đáo làm hài lòng người tiêu dùng. Trong khi đó, những người khác thì sử dụng kỹ năng kinh doanh để phát triển các công ty khởi nghiệp lên một tầm cao mới. Những người còn lại tận dụng sự nổi tiếng hiện có của bản thân để tạo ra các thương hiệu thống trị những ngành công nghiệp tương ứng”.

Ellen DeGeneres – một người đồng tính nữ - đứng ỏ vị trí 63 với tài sản 330 triệu USD. Cô được nhiều khán giả biết đến thông qua vai trò người dẫn chương trình của The Ellen DeGeneres Show – một trong những talkshow thành công nhất hiện nay. Bên cạnh đó, Ellen còn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất phim, bất động sản và các thương hiệu đồ gia dụng. Thật khó để tin là chỉ cách đây chừng 20 năm, cô đã bị cô lập hoàn toàn và thất nghiệp trong thời gian dài chỉ vì công khai xu hướng tính dục thật của mình.

Ellen DeGeneres trong 'The Ellen DeGeneres Show'

Người chuyển giới duy nhất có mặt trong danh sách là Martine Rothblatt. Cô đồng sáng lập công ty phát thanh vệ tinh Sirius XM vào năm 1990 nhưng đã chuyển sang lĩnh vực công nghệ sinh học sau khi con gái được chẩn đoán bị tăng huyết áp động mạch phổi - một căn bệnh gây tử vong vào thời điểm đó. Năm 1996, Martine thành lập United Therapeutics. Công ty này hiện bán 5 loại thuốc được FDA chấp thuận nhằm giúp những người mắc bệnh tương tự. Năm 2018, Martine là nữ CEO được trả lương cao nhất thế giới.

Martine Rothblatt

Martine từng kết hôn vào năm 1982 với Bina Aspen - một nhà môi giới - và có 4 đứa con. Năm 1994, bà công khai là người chuyển giới và thực hiện phẫu thuật chuyển giới ở độ tuổi 40. Martine hiện là một trong những nhà hoạt động sôi nổi nhất cho quyền của cộng đồng LGBT.

erena Williams là một cái tên hoàn toàn mới. Sau gần 24 năm thi đấu chuyên nghiệp, cô đã kiếm được 340 triệu USD. Thế nhưng, điểm đáng chú ý là Serena vừa thành lập công ty đầu tư mạo hiểm Serena Ventures. Công ty này chủ yếu đầu tư vào các công ty do phụ nữ và người da màu lãnh đạo, tập trung vào các thương hiệu thúc đẩy quyền bình đẳng, sáng tạo và cơ hội.

Serena Williams trên bìa tạp chí Forbes

Serena và chị gái – Venus Williams – không hề xa lạ với kinh doanh. Năm 2009, họ đã làm nên lịch sử khi đồng sở hữu Miami Dolphins và trở thành những người phụ nữ gốc Phi đầu tiên nắm giữ quyền sở hữu một đội bóng trực thuộc Giải Bóng bầu dục Quốc gia NFL.

Thành viên nhỏ tuổi nhất trong danh sách là Kylie Jenner (21 tuổi) – con gái út của nhà Kardashian-Jenner - ở hạng 23. Đầu năm nay, Forbes đã ước tính giá trị của công ty Kylie Cosmestic do cô sở hữu 100% vào khoảng 900 triệu USD. Tổng cộng, số tiền Kylie có trong taylà hơn 1 tỉ USD và trở thành “Nữ tỉ phú tự thân trẻ nhất lịch sử”. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa “tự thân” của Forbes thế nhưng thành công của Kylie cho thấy phương thức kinh doanh hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với nhiều thập niên trước. Mạng xã hội đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong khâu quảng bá sản phẩm.

Kylie Jenner

Rihanna cũng áp dụng phương thức này cho thương hiệu mỹ phẩm Fenty Beauty mà cô đồng sở hữu với LVMH. Fenty Beauty đã kiếm được hơn 550 triệu USD chỉ trong năm 2018. Đó là một thành tích ấn tượng cho một thương hiệu chỉ lên kệ được vài tháng. Cộng thêm từ việc bán nước hoa, bán đĩa và thời trang, tài sản của Rihanna hiện đã vượt qua 600 triệu USD và nghiễm nhiên trở thành “Nữ ca sĩ giàu nhất thế giới”, vượt qua Madonna (570 triệu USD).

Rihanna

Một số cái tên đáng chú ý còn lại bao gồm: “Bà hoàng truyền thông” Oprah Winfrey (hạng 10 – 2,6 tỉ USD), Madonna (hạng 39 – 570 triệu USD), Celine Dion (hạng 46 – 450 triệu USD), Beyonce (hạng 51 – 400 triệu USD), Barbara Streisand (hạng 52 – 400 triệu USD), Kim Kardashian (hạng 57 – 370 triệu USD), Taylor Swift (hạng 60 – 360 triệu USD), Reese Witherspoon (hạng 77 - 220 triệu USD).

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người chuyển giới và đồng tính lọt top 80 nữ doanh nhân tự thân giàu nhất nước Mỹ năm 2019