Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học khẳng định nhờ một đột biến gien trong quá trình tiến hóa mà loài người đã rèn luyện được sức chịu đựng dẻo dai và khả năng chạy những khoảng cách dài giúp sinh tồn và phát triển trong những điều kiện nghiệt ngã.

Người cổ đại vượt qua được những quãng đường dài chỉ nhờ một đột biến gien

13/09/2018, 19:13

Trong công trình nghiên cứu mới, các nhà khoa học khẳng định nhờ một đột biến gien trong quá trình tiến hóa mà loài người đã rèn luyện được sức chịu đựng dẻo dai và khả năng chạy những khoảng cách dài giúp sinh tồn và phát triển trong những điều kiện nghiệt ngã.

Loài người có được khả năng chạy những khoảng cách dài là nhờ một đột biến gien - Ảnh: Public Domain

Theo tạp chí Proceedings of the Royal Society B, trong quá trình tiến hóa, loài người đã rèn luyện được sức chịu đựng dẻo dai và khả năng chạy những khoảng cách dài. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, loài người phải biết ơn một đột biến di truyền, xuất hiện 2-3 triệu năm trước. Đột biến gien này đã ảnh hưởng đến khả năng của các cơ xương trong việc sử dụng oxy hiệu quả hơn và kết quả là ít mệt mỏi hơn.

Người ta biết rằng chi người Homo xuất hiện khoảng 2-3 triệu năm trước đây, khi thảo nguyên bắt đầu xuất hiện trên các khu rừng nhiệt đới. Người cổ đại thích nghi với quá trình chuyển đổi từ lối sống trên cây sang cuộc sống trên mặt đất, học cách di chuyển thẳng đứng trên hai chân và chạy. Khả năng chạy những khoảng cách dài cho phép người cổ đại săn bắn trong một thời gian dài và ở những khu vực rộng lớn.

Sau đó, một đột biến gien CMAH xuất hiện và "ngắt" enzyme CMP-Neu5Ac hydroxylase được mã hóa bởi gien này. Điều này ngăn chặn việc tiết ra axit glycolylneuraminic (ngoài những tác dụng khác còn bảo vệ chống lại một số tác nhân gây bệnh). Kết quả là tăng nguy cơ viêm mạn tính và khả năng hấp thu oxy.

Các thí nghiệm với những con chuột có đột biến gien CMAH, chứng minh vai trò của đột biến gien này trong sự tăng trưởng sức dẻo dai. Ở những con vật bị đột biến gien đó, sức chịu đựng dẻo dai tăng 30%, còn trong mô cơ của cơ đế bàn chân và cơ hoành - cơ ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng có vai trò quan trọng trong sinh lý hô hấp, lượng oxy tiêu thụ nhiều hơn 10-50% so với trong mô cơ những con chuột bình thường.

Theo các nhà nghiên cứu, các kết quả trên chứng tỏ đột biến gien CMAH ảnh hưởng đến khả năng các cơ xương sử dụng oxy hiệu quả hơn, khiến người cổ đại có sức chịu đựng dẻo dai và tăng khả năng vượt qua những quãng đường dài, giúp sinh tồn trong những điều kiện nghiệt ngã và tiến hóa.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người cổ đại vượt qua được những quãng đường dài chỉ nhờ một đột biến gien