Để người dân dễ dàng, thuận lợi thanh toán học phí, viện phí, tất cả các trường học, bệnh viện trên địa bàn TP.HCM sẽ phối hợp với các tổ chức tín dụng, tố chức trung gian thu học phí, viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Người dân TP.HCM sẽ nộp học phí, viện phí qua tài khoản

Phan Thị Diệu | 11/09/2019, 14:07

Để người dân dễ dàng, thuận lợi thanh toán học phí, viện phí, tất cả các trường học, bệnh viện trên địa bàn TP.HCM sẽ phối hợp với các tổ chức tín dụng, tố chức trung gian thu học phí, viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngày 11.9, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM vừa giao các Sở liên quan hoàn thành việc thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, giáo dục trước tháng 12.2019. Việc này nhằm thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Theo đó, để người dân dễ dàng, thuận lợi thanh toán học phí, viện phí, tất cả các trường học, bệnh viện trên địa bàn TP.HCM sẽ phối hợp với các tổ chức tín dụng, tố chức trung gian thu học phí, viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời, thực hiện công khai tài khoản của đơn vị và có hướng dẫn về thanh toán qua tài khoản; lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ (POS), hoặc mã thanh toán QRCode, hoặc phần mềm trên điện thoại di động tại các trường học, bệnh viện.

Đầu năm 2019, Chính phủ đã đưa chủ trương này vào Nghị quyết, trong đó quy định 100% trường học, bệnh viện trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí bằng phương thức không dùng tiền mặt.

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đãban hành văn bản số 6422 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số công việc để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.

Cụ thể, các Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh chủ động nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành trên địa bàn để triển khai có hiệu quả các giải pháp, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công trong thời gian tới cho lĩnh vực y tế, giáo dục.

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ công xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng có khả năng kết nối với phần mềm ứng dụng của các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để tổ chức, cá nhân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công.

Cạnh đó, đề xuất giải pháp với UBND tỉnh, thành phố; phối hợp với các sở, ban ngành và tổ chức cung ứng dịch vụ công trên địa bàn, áp dụng các phương án triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công. Ví dụ như trường học, bệnh viện và các đơn vị cung ứng dịch vụ công thông báo số tài khoản của đơn vị mình mở tại ngân hàng để tổ chức, cá nhân chuyển tiền thanh toán dịch vụ công bằng các dịch vụ thanh toán mà ngân hàng đang cung ứng.

Ngoài ra, các trường học, bệnh viện và đơn vị cung ứng dịch vụ công lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ, thanh toán ứng dụng QR để cho phép phụ huynh, học sinh, người bệnh, người dân,... sử dụng thiết bị di động, thẻ ngân hàng để thanh toán tương tự như việc thanh toán tiền mua hàng hóa tại các cửa hàng, siêu thị.

Ngoài ra, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho phép ghi nhận thông tin cần thanh toán để người sử dụng truy cập các ứng dụng trên internet, mobile và thực hiện trả tiền thông qua các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích của ngân hàng tương tự như việc thanh toán hóa đơn tiền điện, cước viễn thông… hiện nay.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam hiện rất thấp, chỉ chiếm 11,49%.

Đáng chú ý, tỷ lệ thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo 4 mức độ) cũng rất thấp, chỉ chưa đến 7%.

Trong khi, với mức độ 4, người sử dụng có thể tiến hành hồ sơ qua mạng, thanh toán qua mạng và nhận kết quả qua mạng. Thế nhưng, thực tế dịch vụ công trực tuyến vẫn ở mức đơn giản, rất ít dịch vụ cho phép người dân gửi, thanh toán phí và nhận kết quả qua mạng.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người dân TP.HCM sẽ nộp học phí, viện phí qua tài khoản