Từ hạ tuần tháng 3, giá cát tại TP.HCM bắt đầu tăng và sang đầu tháng 4 thì giá tăng dựng đứng khi nguồn cung giảm mạnh.

Nguồn cung giảm mạnh, giá cát tăng vọt

Anh Tú (tổng hợp) | 03/04/2017, 06:22

Từ hạ tuần tháng 3, giá cát tại TP.HCM bắt đầu tăng và sang đầu tháng 4 thì giá tăng dựng đứng khi nguồn cung giảm mạnh.

Theo SGGP, tuần qua, giá cát quanh khu vực TPHCM có nhiều biến động theo chiều hướng tăng cao, đặc biệt từ đầu tháng 4 giá tăng 100% và nguồn cung giảm hơn 50%.

Các chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, sau thời gian dài ổn định, từ hạ tuần tháng 3 giá cát bắt đầu rục rịch tăng, sau đó liên tục tăng. Cụ thể, đầu tuần giá cát bán lẻ giao động từ 220.000 đồng đến 260.000 đồng/khối, đến cuối tuần đã tăng mạnh lên 450.000 đến 500.000 đồng/khối đối với cát vàng dùng cho xây dựng và từ 150.000-170.000 đồng/khối lên 250.000 đến 270.000 đồng/khối đối với cát san lấp.

Anh Nguyễn Văn Thành, chủ một vựa cát dưới chân cầu An Lộc, quận 12 cho biết, mỗi tháng bãi cát của anh nhập từ 3-4 sà lan cát, tương ứng trên dưới 1.000 khối. Tuy nhiên, trong tháng qua phía đối tác chỉ cung ứng vỏn vẹn 1 sà lan cát.

Theo báo Đầu tư, thực tế, tại Việt Nam, nhu cầu về cát, sỏi để phục vụ cho san lấp, xây dựng công trình nhà ở, hạ tầng giao thông… luôn ở mức cao. Cát, sỏi đang là loại vật liệu xây dựng không thể thay thế. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, nhu cầu cát xây dựng vào thời điểm năm 2015 là 92 triệu m3 và đến năm 2020 là 130 triệu m3/năm. Với giá cát xây dựng trên thị trường hiện nay thì mỗi năm cần khoảng hơn 20.000 tỷ đồng dành cho loại vật liệu xây dựng này.

Nhu cầu về cát xây dựng tập trung nhiều ở các thành phố và đô thị, các khu vực lân cận có tốc độ phát triển kinh tế mạnh. Riêng khu vực tam giác TP.HCM - Đồng Nai - Bình Dương, mỗi năm nhu cầu về cát xây dựng khoảng hơn 10 triệu m3 và dự báo số lượng này còn tăng cao khi hàng loạt các công trình lớn, trung tâm phát triển kinh tế, tuyến cao tốc được đẩy mạnh thi công.

Trong đó, theo báo cáo đánh giá của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, nguồn cát chính tập trung ở các dự án được cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác hoặc nạo vét khơi thông luồng lạch. Tuy nhiên, nguồn này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60 - 65% nhu cầu và cung cấp cho các thành phố, đô thị lớn. Như vậy, có thể thấy được mỗi năm có khoảng từ 35 - 40 triệu m3 thuộc diện cát tặc (?).

Nhu cầu tiêu dùng lớn, nguồn cung thấp đã dẫn đến tình trạng thị trường luôn khan hiếm cát. Trên thực tế, không chỉ hoạt động khai cát cát trái phép với một lượng lớn mà việc kinh doanh, buôn bán cát trên thị trường rất sôi động. Giá của các loại cát trong những năm gần đây biến đổi không ngừng, rất khó kiểm soát và nhiều thời điểm đã có tình trạng “làm giá” trên thị trường cát xây dựng. Đặc biệt, giá cát được biến động theo từng vùng và có mức độ chênh lệch rất lớn.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn cung giảm mạnh, giá cát tăng vọt