Trong phiên bản của anh em nhà Grimm (1812), hai người chị của Cinderella đã phải chặt ngón chân và gót chân của mình để thử chiếc giầy thủy tinh. Tuy nhiên, câu chuyện 'Cinderella' lại sở hữu đến tận 700 phiên bản khác nhau trên toàn thế giới và có lịch sử lâu đời nhất trong tất cả các câu chuyện mà Walt Disney từng kể với trẻ em: 2.700 năm tuổi.

Nguồn gốc và phiên bản 'kinh dị' nhất của câu chuyện 'Lọ Lem'

Một Thế Giới | 15/03/2015, 15:43

Trong phiên bản của anh em nhà Grimm (1812), hai người chị của Cinderella đã phải chặt ngón chân và gót chân của mình để thử chiếc giầy thủy tinh. Tuy nhiên, câu chuyện 'Cinderella' lại sở hữu đến tận 700 phiên bản khác nhau trên toàn thế giới và có lịch sử lâu đời nhất trong tất cả các câu chuyện mà Walt Disney từng kể với trẻ em: 2.700 năm tuổi.

Bí mật đằng sau sự thiếu vắng những người mẹ trong phim Disney
Khi các nhân vật của Disney hóa người và gia nhập mạng xã hội
Khi các nhân vật hoạt hình Disney là người đồng tính
Disney đã ngầm ủng hộ tình yêu đồng tính từ rất lâu (Phần 1)
Sự thật phũ phàng khi nhân vật hoạt hình Disney bước ra đời thực
Ngày nay, câu chuyện Cinderella được biết đến nhiều nhất thông qua phiên bản phim hoạt hình sản xuất năm 1950 của hãng Walt Disney, vốn dựa trên phiên bản viết tay của nhà văn người Pháp Charles Perrault (1628 - 1703). Mặc dù vậy, đây là một trong những câu chuyện truyền miệng cổ xưa nhất trong lịch sử Châu Âu.
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 Nàng Rhodophis
Phiên bản sớm nhất từng được ghi nhận chính là câu chuyện về Rhodopis - một cô gái xinh đẹp sống vào thời Ai Cập cổ đại (khoảng thế kỷ thứ 7 trước CN). Khi đang tắm bên bờ sông Nile, chiếc dép của cô đã bị con đại bàng lấy cắp và đưa nó đến thủ đô Memphis, thả lên đầu của nhà vua Psammetichus. Ông đặc biệt yêu thích vẻ đẹp của chiếc dép cho nên đã sai người đi tìm chủ nhân của nó. Cuối cùng, cô được phát hiện tại Naucratics và đem về hoàng cung để làm vợ vua.
Từ đó đến nay, tuy xuất hiện dưới nhiều cái tên khác nhau thế nhưng câu chuyện vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi của mình qua từng thời kỳ và đặc thù văn hóa của từng quốc gia. Đó là việc một cô gái nghèo khổ được một người con trai giàu có (hoặc vua) yêu thương và đem về làm vợ. Phổ biến nhất có thể kể đến The Sharpe Grey Sheep (Scotland), The Golden Slipper (Nga), The Wonderful Birch (Phần Lan), Fair Brown and Trembling (Ireland), Katie Woodencloark (Na Uy), Ye Xian (Trung Quốc), Tấm Cám (Việt Nam), Kongjwi và Patjwi (Hàn Quốc)...
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Năm 1634, câu chuyện lần đầu tiên được viết thành văn bản trong bộ sưu tập truyện cổ tích Pentamerone của Giambattista Basile - một nhà văn người Hy Lạp. 
Khi ấy, Cinderella được biết đến dưới cái tên Zezolla - con gái của một vị công tước góa vợ. Cô bị hất hủi bởi người mẹ kế và 6 người con gái của bà. Tuy nhiên, cha của cô trong một lần đến đảo Sardinia đã gặp một bà tiên. Bà tặng cho ông những món quà quý giá nhằm gửi đến cô con gái tội nghiệp, bao gồm một cái thuổng bằng vàng, một cái xô vàng, một chiếc khăn lụa và một hạt giống. Zezolla lấy hạt giống đem đi gieo trồng và khi tới kỳ lễ hội của nhà vua, cô đã được cái cây tặng cho bộ trang phục dạ hội đẹp nhất giúp cô nhân được sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, Zezolla đã bỏ chạy trước khi nhà vua biết cô là ai. Điều này lập lại ở đêm dạ hội thứ 2 và thứ 3 cho đến khi cô vô tình để quên một chiếc hài. Nhà vua ngay lập tức cho lục soát toàn bộ vương quốc để tìm chủ nhân của chiếc hài. Cuối cùng, Zezolla cũng đã được phát hiện và nhà vua đem cô về làm hoàng hậu.
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 Charles Perrault
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Khoảng 60 năm sau, nhà văn người Pháp Charles Perrault viết lại câu chuyện dưới cái tên "Cendrillon" và thêm vào một vài chi tiết đắt giá, khiến nó được lưu truyền đến tận ngày nay. Ví dụ như bà tiên đỡ đầu, cỗ xe bí ngô và đặc biệt là chiếc hài làm bằng thủy tinh.
Năm 1812, hai anh em người Đức Jacob và Wilhelm Grimm xuất bản tuyển tập truyện dân gian và truyện cổ tích "Grimm s Fairy Tales", bao gồm nhiều câu chuyện nổi tiếng như Bạch Tuyết (Schneewittchen), Hansel và Gretel (Hänsel und Gretel), Công chúa ngủ trong rừng (Dornröschen) và Cô bé quàng khăn đỏ (Rotkäppchen). Đặc biệt, cái tên "Cinderealla" đã được bắt nguồn từ đây ("Aschenputtel" trong tiếng Đức, mang ý nghĩa "xỉ than"). 
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 Cinderella khóc bên mộ mẹ
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Với nội dung gần như tương tự phiên bản của Charles Perrault, anh em nhà Grimm chỉ chỉnh sửa một vài chi tiết nhỏ nhưng lại được đánh giá là phiên bản "kinh dị" nhất và nổi tiếng nhất cho đến khi bộ phim Cinderella của Walt Disney ra đời. 
Theo đó, hai người chị của Cinderella đã phải cắt ngón chân và gót chân của mình để thử chiếc hài thủy tinh. Thậm chí, họ còn bị chim bồ câu móc mù đôi mắt như sự trừng phạt dành cho tội lỗi mà họ đã gây ra. Ngoài ra, bà tiên đỡ đầu và đôi hài thủy tinh cũng không xuất hiện trong phiên bản này mà thay vào đó là Cinderella đã đến mộ của mẹ mình cầu nguyện. Sau đó, một con chim trắng thả xuống một chiếc váy dạ hội màu trắng và đôi giầy lụa. Đặc biệt, người cha trong câu chuyện này vốn không phải là cha ruột của Cinderella mà cô là "con riêng của người vợ đầu tiên". Điều này giải thích lý do tại sao ông lại làm ngơ trước sự hành hạ của những cô con gái dành cho Cinderella.
Yếu tố "kinh dị" này cũng được phản án rõ nét trong câu chuyện "Tấm Cám" của Việt Nam, mặc dù nó đã được cắt bỏ khi đưa vào sách giáo khoa dành cho trẻ em tại đây.
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 Bộ phim hoạt hình Cinderella ra mắt năm 1950
Năm 1950, hãng Walt Disney đã làm một canh bạc mạo hiểm khi quyết định đưa câu chuyện Cinderella của Charles Perrault lên màn ảnh rộng. Bởi sau hàng loạt dự án không thành công ở thập niên 40, hãng gần như sẽ phá sản nếu bộ phim hoạt hình này thất bại. 
Cuối cùng, Cinderella thành công rực rỡ ngoài sự mong đợi với doanh thu phòng vé lên đến 85 triệu USD, so với 2.5 triệu USD kinh phí bỏ ra và trở thành tác phẩm kinh điển của Hollywood. Câu chuyện về nàng Cinderella xinh đẹp và tội nghiệp cũng theo đó mà trở nên phổ biến toàn cầu.
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
Trong suốt lịch sử 2.700 năm của mình, câu chuyện Cinderella tuy đề cao vẻ đẹp tâm hồn và phê phán sự phân chia giai cấp trong xã hội thế nhưng theo thời gian, nó đã vấp phải nhiều sự chỉ trích từ những người "phản cổ tích". Họ cho rằng câu chuyện đã đem đến cho trẻ em thời nay ảo tưởng về một bà tiên tốt bụng và chỉ cần sống nhẫn nhịn là sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc về sau. Chính Charles Perrault cũng từng đưa vào dụng ý châm biếm của mình vào câu chuyện.
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 Anna Kendrick trong vai Cinderella (Into the Woods)
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 Lily James trong Cinderella
Cau chuyen Lo Lem, nguon goc, Walt Disney
 
Năm nay, hãng Walt Disney đã 2 lần đưa Cinderella lên màn ảnh rộng với lối kể chuyện hoàn toàn khác nhau thông qua 2 bộ phim Into The Woods và Cinderella. Điều này cho thấy Walt Disney đang dần thay đổi cách nhìn nhận của mình về nhân vật Cinderella để có thể phù hợp hơn với sự thay đổi của thời đại. Và câu chuyện này chắc chắn sẽ còn tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài.
Chí Thiện

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
17 phút trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn gốc và phiên bản 'kinh dị' nhất của câu chuyện 'Lọ Lem'