Theo lãnh đạo Cục thuế TP.HCM, sự việc của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim (Nguyễn Kim) xuất phát từ việc họ hiểu không đúng về Luật Thuế thu nhập cá nhân, họ không cố tình trốn thuế. Hiện tại, Nguyễn Kim đã chủ động chuyển nộp đầy đủ gần 150 tỉ đồng tiền thuế như yêu cầu của Cục thuế TP.HCM.

Nguyễn Kim đã chuyển nộp đầy đủ số tiền thuế

19/07/2018, 10:49

Theo lãnh đạo Cục thuế TP.HCM, sự việc của Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim (Nguyễn Kim) xuất phát từ việc họ hiểu không đúng về Luật Thuế thu nhập cá nhân, họ không cố tình trốn thuế. Hiện tại, Nguyễn Kim đã chủ động chuyển nộp đầy đủ gần 150 tỉ đồng tiền thuế như yêu cầu của Cục thuế TP.HCM.

Có một số thiếu sót nhất định

Cụ thể, Nguyễn Kim bị truy thu thuế hơn 104,74 tỉ đồng, phạt hành chính hơn 19,41 tỉ đồng, phạt chậm hơn 24,18 tỉ đồng.

Về sự việc của Nguyễn Kim, ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho rằng cơ quan thuế chỉ xử phạt Nguyễn Kim về sai sót của họ, chứ không phải chuyện trốn thuế.

"Đây là hành vi kê khai sai, họ vẫn thể hiện toàn bộ thu nhập chi trả cho nhân viên trên sổ sách kế toán chứ không có hành vi che giấu, giả mạo hay để ngoài sổ sách. Nếu trốn thuế thì các con số thu nhập họ phải để nằm ngoài, hoặc có hai sổ sách. Họ không hiểu đúng Luật Thuế thu nhập cá nhân", ông Bình nói.

Theo vị lãnh đạo này, chính sách thuế trong đó có thuế thu nhập cá nhân thời gian qua chủ yếu thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm. Khi nào có rủi ro, phát sinh khiếu nại cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra các nghĩa vụ thuế. Việc nộp thiếu, chậm thuế của Nguyễn Kim thời gian qua có thể nhận thấy như vậy.

Còn theo người đại diện của Nguyễn Kim cho biết, sự việc ồn gào gây hiểu nhầm Nguyễn Kim trốn thuế gần đây thực sự là điều đáng tiếc. Nguyễn Kim khẳng định rằng doanh nghiệp không trốn thuế và lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cũng đã có thông tin khẳng định như vậy. Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, Nguyễn Kim đã nộp tổng cộng là 1.114 tỉ đồng tiền thuế. Nhiều lần Nguyễn Kim được tuyên dương trong danh sách doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế (năm sau doanh nghiệp có tổng số thuế nộp tăng khoảng 5 - 10% so với năm trước). Dù vậy, trong quá trình được ủy quyền kê khai thuế của người lao động, Nguyễn Kim có mắc phải sai sót nhất định xuất phát từ đặc thù của ngành bán lẻ, nhân viên thường xuyên tăng ca, làm việc ngoài giờ.

Những ngày qua Nguyễn Kim đã tích cực chủ động làm việc cùng với Cục Thuế TP.HCM để điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu. Cụ thể, theo Phó cục trưởng Cục Thuế TP. HCM Nguyễn Nam Bình thông tin cho biết, ngày 18.7.2018 Nguyễn Kim đã thực hiện chuyển nộp đầy đủ toàn bộ số tiền thuế theo Quyết định số 3506/QĐ-CT ban hành ngày 29.6.2018 của Cục Thuế TP.HCM.

Kinh nghiệm đau thương của doanh nghiệp lớn?

Theo nhìn nhận của một chuyên gia về thuế, liên quan đếnThuế thu nhập cá nhân, việc áp dụng là đối với các cá nhân nộp thuế, chứ không phải áp dụng thuế đối với doanh nghiệp. Các cá nhân có nguồn thu nhập phải đóng thuế cho nhà nước theo các mức khác nhau. Như vậy, doanh nghiệp gần như không có liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.

Tuy vậy, hiện nay thường là người lao động ủy quyền cho doanh nghiệp đứng ra nộp thuế. Với một doanh nghiệp lớn hàng chục nghìn lao động như trường hợp của Nguyễn Kim, rủi ro có thể thấy là không nhỏ khi có thiếu sót xảy ra.

Cũng theo vị chuyên gia, câu chuyện truy thu một lúc gần 150 tỉ đồng của Nguyễn Kim có thể coi là kinh nghiệm đau thương đối với các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp cần có sự phối hợp tốt hơn với cơ quan thuế, thay vì để qua nhiều năm, hàng năm doanh nghiệp nên phối hợp với cơ quan thuế để nếu có thiếu sót, sai lệch về thuế thì cơ quan thuế có thể chỉ ra và hướng dẫn doanh nghiệp khắc phục kịp thời. Điều này không chỉ tránh được việc bị phạt một mức tiền lớn như vậy mà còn tránh được sự hiểu lầm đến từ người lao động.

T.H

Bài liên quan
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 11.4.2024 thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
9 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyễn Kim đã chuyển nộp đầy đủ số tiền thuế