Đối với đa số công chúng Việt Nam cái tên Ngô Kim Khôi không nổi bật như các ngôi sao showbiz. Thế nhưng với ngành thời trang cao cấp thế giới, ông là một trong những nhân vật đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt với ngành mỹ thuật Quốc tế, Ngô Kim Khôi có một vị trí vô cùng đặc biệt.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi: Người đi tìm những ngôi sao bị lãng quên

Nguyễn anh Huy | 18/09/2019, 07:42

Đối với đa số công chúng Việt Nam cái tên Ngô Kim Khôi không nổi bật như các ngôi sao showbiz. Thế nhưng với ngành thời trang cao cấp thế giới, ông là một trong những nhân vật đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt với ngành mỹ thuật Quốc tế, Ngô Kim Khôi có một vị trí vô cùng đặc biệt.

Vào ngày 20.9.2019 tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội, ông có buổi diễn thuyết chủ đề “Những nhân duyên đưa đến sự thành lập Trường mỹ thuật Đông Dương“, và ngày 25/9/2019, ông có buổi thuyết trình chủ đề “Con đường thời trang cao cấp“ tại Vietnam Fashion Academy, Sài Gòn.

Người Việt Nam hiếm hoi làm việc cho hãng thời trang cao cấp Hermès!

Ngô Kim Khôi sinh năm 1959 tại Pháp. Cha ông là bác sĩNgô Bá Tây, một trí thức Hà Nội du học Pháp vào cuối thập niên 1940. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm con gái ruột của danh họaNam Sơn, nhà đồng sáng lập trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng với danh họa Victor Tardieu.

Vì các lý do tế nhị, cha và mẹ Ngô Kim Khôi ly dị. Mẹ ông quyết định rời bỏ nước Pháp trở về quê hương xứ sở. Thay vì về lại mãnh đất chôn nhau cắt rốn Hà Nội, vì biến cố lịch sử, bà mang tất cả con cái về Sài Gòn. Bố ông tiếp tục ở lại Pháp hoàn thành chương trình y khoa. Về sau ông trở thành bác sĩgiỏi.

Ngô Kim Khôi lớn lên tại Sài Gòn. Ông học giỏi nên thi đậu vào trường y dược TP.HCM vào sau 1975. Tuy nhiên ông không theo học mà định cư tại Pháp năm 1984 cùng với một người chị. Lúc đó, mẹ và các anh chị khác của ông vẫn ở lại Việt Nam. Dù được sinh ra tại Paris nhưng quá lâu không nói tiếng Pháp nên khoảng thời gian đầu, ông phải học lại tiếng Pháp. Nhưng ông quyết định không học đại học.

Ngô Kim Khôi nhớ lại : “Lúc đó tôi muốn giúp chị tôi học đại học tại Pháp, và giúp gia đình tại Việt Nam đang khó khăn nên quyết định đi làm kiếm tiền thay vì tiếp tục học. Một người nhập cư, không có bằng cấp, chưa giỏi ngôn ngữ chỉ có thể tìm công việc phổ thông. Hồi ở Việt Nam, tôi từng học cắt may nên sang Pháp tôi xin vào làm việc cho một xưởng may”.

“Tại đây, tôi làm việc chăm chỉ. Một ngày tôi đọc báo thấy thông tin hãng thời trang cao cấp Hermès tuyển chọn người dựng mẫu, tôi nộp đơn dự tuyển. Cuối cùng tôi và hai sinh viên của hai trường thời trang danh tiếng vào chung cuộc. Chúng tôi phải thi vòng cuối cùng. Và tôi là người duy nhất được chọn vào năm ấy, khoảng 1990” Ngô Kim Khôi cho biết thêm.

Dựng mẫu cho các ngôi sao danh tiếng và cả nữ hoàng

Công việc của Ngô Kim Khôi tại hãng thời trang cao cấp Hermes là dựng mẫu. Cụ thể hơn ông là người biến thiết kế trên bảng vẽ thành tác phẩm thực tế. Trong ngành thời trang, nhà thiết kế và nhà dựng mẫu là 2 thành phần không thể thiếu. Chỉ một số ít nhà thiết kế có thể cắt và may thành bộ trang phục, còn đa phần chỉ vẽ kiểu và giao lại cho nhà dựng mẫu đo, cắt và may.

Nhưđã biết, Hermes là thương hiệu thời trang cao cấp mang tính độc nhất. Các sản phẩm đều là duy nhất nên đòi hỏi tay nghề và óc thẩm mỹ rất cao. Ngô Kim Khôi là người đáp ứng được các yêu cầu về giá trị thẩm mỹ, sự khéo tay, tính tỉ mỉvà một tâm hồn nghệ thuật bay bổng. Chính vì vậy ông đã tạo nên các sản phẩm đẹp và độc đáo.

Về sau Ngô Kim Khôi còn cộng tác với các hãng thời trang cao cấp khác như Dior, Givenchy, Balenziaga, Scherrer. Trong thời gian này, ông đã dựng mẫu cho nhiều bộ thời trang cho các nhân vật thượng lưu. Các tác phẩm có thể kể đến là chiếc áo cưới của minh tinh Hollywood Nicole Kidmann, hay chiếc áo khoác của danh ca Madonna, và thậm chí áo dạ hội cho nữ hoàng xứ Trung đông.

Nhà nghiên cứu hội họa Đông Dương danh tiếng thế giới

Ngô Kim Khôi là một người đa tài và khả năng tự học cao. Trong thời gian làm chuyên gia dựng mẫu cho các hãng thời trang cao cấp, ông tự học đàn, tự học vẽ và đọc sách rất nhiều. Sự mê sách đã giúp ông có vốn tiếng Pháp chuẩn và kiến thức rất rộng. Đặc biệt ông dành thời gian để nghiên cứu sâu về mỹ thuật Đông Dương.

Ngô Kim Khôi bộc bạch: “Có lẽ có gen di truyền từ ông ngoạinên tôi thích vẽ và vẽ đẹp. Từ đây, tôi dành hơn 30 năm nghiên cứu về hội họa trong đó tập trung vào hội họa Đông Dương của Việt Nam. Tôi may mắn chơi thân với hậu duệ của danh họa Victor Tardieu và bậc thầy Inguimberty nên được tiếp cận nhiều tài liệu tiếng Pháp về mỹ thuật Đông Dương. Càng đọc tư liệu, càng xem nhiều tác phẩm của các danh họa thời Đông Dương tôi càng say mê và nhận thấy có nhiều điều công chúng chưa được biết đến”.

Những điều mà Ngô Kim Khôi cho rằng công chúng chưa được biết đến về mỹ thuật Đông Dương là những tác phẩm chưa được công bố của các danh họa Lê Phổ, Nam Sơn, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái... Đặc biệt hơn, ông muốn đem lại công bằng cho các tài năng hội họa của thời kỳ này - những người mà vì nhiều lý do tên tuổi bị vùi lấp theo thời gian. Ví dụ như họa sĩLê Văn Xương, Lê Văn Đệ, Thang Trần Phềnh, Nam Sơn.

Trong năm 2018, quyển sách ông viết về danh họa Thang Trần Phềnh gây sự chú ý đặc biệt trong giới mỹ thuật Việt Nam. Quyển sách này được ông tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu quý suốt hơn 10 năm. Nó đã giúp cho công chúng khám phá ra nhiều điều lý thú về một tài năng.

Ông cũng đã dành hơn 20 năm để nghiên cứu về cuộc đời đầu thăng trầm của ông ngoại mình tức danh họa Nam Sơn. Theo Ngô Kim Khôi, họa sĩNam Sơn tên thật là Nguyễn Văn Thọ. Ông làm việc tại Nha học chính cùng thời với Tú Mỡ và Nhất Linh. Dẫu vậy ông là người vẽ tranh rất đẹp. Khi danh họa họa Victor Tardieu sang Đông Dương Nam Sơn có cơ hội giao lưu hội họa. Ông nhận được sự tôn trọng rất lớn từ danh họa đến từ nước Pháp.

Ngược lại Nam Sơn nể phục tài năng của họa sĩVictor Tardieu nên ông muốn lưu giữ ông ở lại lâu hơn để truyền thụ kiến thức hội họa cho thanh niên Việt Nam. Ông đã gợi ý Victor Tardieu thành lập một trường dạy mỹ thuật tại Việt Nam. Victor Tardieu đã đệ trình ý kiến lên toàn quyền Đông Dương. Kết quả là Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương thành lập 1924. Nam Sơn và danh họa Victor Tardieu, là đồng sáng lập trường. Từ đây đào tạo nên rất nhiều tài năng cho hội họa Việt Nam. Dấu ấn của thời kỳ này sâu sắc đến mức tạo ra trường phái tranh Đông Dương .

Những nghiên cứu miệt mài và nghiêm cẩn của Ngô Kim Khôi được sự công nhận của giới mỹ thuật Pháp và toàn thế giới. Ông được mời làm đối tác của Bảo tàng Guimet, và nhiều bảo tàng lớn khác trong vai trò nhà nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật Đông Dương. Ông được mời làm nhà thẩm định tranh cho các cuộc đấu giá tranh uy tín tại Pháp, Châu Âu và Hongkong.

Ngô Kim Khôi cho biết : “Hội họa Đông Dương đã trở thành một trường phái hội họa đặc thù của thế giới. Theo thời gian ngày càng có nhiều nhà sưu tập Quốc tế yêu thích dòng tranh này. Tôi rất tự hào. Tôi cũng thấy mình cần làm một việc là giới thiệu các tài năng khác của thời Đông Dương những người vì nhiều lý do khác nhau đã bị lãng quên một cách đáng tiếc”.

Nguyễn Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi: Người đi tìm những ngôi sao bị lãng quên