Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất thì năm 1261, nhà Trần chính thức đặt quan hệ ngoại giao với triều đình Mông Cổ. Chính thức đặt ngoại giao khi ấy có nghĩa là cử sứ qua lại lẫn nhau theo định kỳ. Vì tương quan của hai bên khi đó vẫn còn khá lệch nên ta phải chấp nhận một số điều kiện bất bình đẳng. Một trong những điều đó là phải cho Mông Cổ đặt sứ quán tại nước ta với viên quan đứng đầu gọi là Đạt lỗ hoa xích.

Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích

27/09/2017, 10:28

Sau khi đánh thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất thì năm 1261, nhà Trần chính thức đặt quan hệ ngoại giao với triều đình Mông Cổ. Chính thức đặt ngoại giao khi ấy có nghĩa là cử sứ qua lại lẫn nhau theo định kỳ. Vì tương quan của hai bên khi đó vẫn còn khá lệch nên ta phải chấp nhận một số điều kiện bất bình đẳng. Một trong những điều đó là phải cho Mông Cổ đặt sứ quán tại nước ta với viên quan đứng đầu gọi là Đạt lỗ hoa xích.

Tranh vẽ một Đạt lỗ hoa xích ở Trung Á

Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc

Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc

Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta

Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt

Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê​

Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh​

Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc​

Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc

Kỳ 9: Khi nhà Tống lấn đất, ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm

Kỳ 10: Trước Lý Thường Kiệt, quân ta nhiều lần Bắc phạt sang đất Tống​

Kỳ 11: Chư hầu của Đại Việt uy hiếp nhà Tống, vua Lý toan động binh​

Kỳ 12: Lý Thường Kiệt dùng vũ lực lấy lại đất yết hầu vùng biên trong tay quân Tống​

Kỳ 13: Sợ Lý Thường Kiệt bắc phạt lần 2, vua Tống tính cắt đất​

Kỳ 14: Bị áp lực từ biên giới, vua Tống phải nghiến răng trả đất​

Kỳ 15: Lý Thường Kiệt dùng tù binh mở cho vua Tống con đường thể diện

Kỳ 16: Muốn nhà Tống trả đất, không thể dùng lý lẽ suông​

Kỳ 17: Nhà Trần dẫn quân Bắc phạt, vua Tống vừa sợ vừa mừng​

Kỳ 18: Nhà Trần 4 lần trói sứ giả Mông Cổ vì tội uốn lưỡi cú diều

Kỳ 19: Đại Việt - Nguyên Mông thông hiếu, nhà Tống sợ hãi cầu thân

Các viên Đạt lỗ hoa xích mà Nguyên Mông đặt ở các nước khác thường rất hống hách, tự coi mình như một ông vua con, không coi triều đình sở tại ra gì. Sở dĩ có chuyện như vậy là vì chúng cậy sức mạnh của vó ngựa Nguyên Mông nên làm chuyện cáo mượn oai hùm. Bản thân triều đình Nguyên Mông thì dung túng cho bọn Đạt lỗ hoa xích tác yêu tác quái vì coi đó là cách khủng bố tinh thần các khu vực mà chúng coi là thuộc quốc.

Những viên Đạt lỗ hoa xích sang Thăng Long cũng có tâm địa như vậy. Ngoài việc hạch họe yêu sách để vơ vét (như Hịch tướng sĩ viết: thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn), thì chúng còn tìm cách làm gián điệp, thu thập thông tin để tạo lợi thế khi chiến tranh.

Đối với triều đình Nguyên Mông, vua tôi nhà Trần không hề sợ (nếu sợ thì đã không đánh và thắng năm 1258). Tuy nhiên, ta vẫn tìm mọi cách để có thể giữ sợi dây hòa bình mong manh và tranh thủ thời gian đó để luyện quân sẵn sàng cho một cuộc chiến. Do vậy, ta chấp nhận cho lũ Đạt lỗ hoa xích được tồn tại ở Thăng Long nhưng không để chúng lộng hành quá đáng.

Năm 1261, Đạt lỗ hoa xích đầu tiên là Nậu Lạt Đinh đến Thăng Long và đến 12.1263 mới về nước. Năm 1266, Nậu Lạt Đinh mới trở lại Thăng Long. Triều đình nhà Trần cấm dân không được nói chuyện với người Hồi Hột để ngăn chặn mọi tin tức, không cho chúng biết mà thông báo với tên quan Đạt lỗ hoa xích. Ta làm chặt đến mức Nậu Lạt Đinh không có tin gì để báo cáo về Vân Nam và làm Hốt Tất Liệt hết sức giận dữ. Thế Tổ nhà Nguyên đã đe dọa: Lại ngay trong tờ tâu thường có câu “một nhà”. Nay nghe Nậu Lạt Đinh nói ở đấy (Đại Việt) có lệnh cấm không cho dân được nói chuyện với người Hồi Hột. Nếu quả như vậy thì cái nghĩa “một nhà” có lẽ nào như thế?”

Tuy nhiên, triều đình ta vẫn phớt lờ yêu cầu của Hốt Tất Liệt. Thậm chí, ta còn nhốt luôn cả những tay lái buôn Hồi Hột mượn cớ vào nước ta buôn bán nhưng thực ra là gián điệp. Tháng 2.1267, Hốt Tất Liệt phải viết thư đòi vua Trần trả lại thương nhân Hồi Hột nhưng vua Trần Thái Tông không chịu. Trong thư gửi triều đình Mông Cổ, vua Trần nói: “Lái buôn Hồ Hột một người tên là Y ôn đã chết lâu ngày, một người tên là Bà Bà vừa bị bệnh chết”.

Cộng vào đó, ta dùng kế ly gián luôn quan Đạt lỗ hoa xích với triều đình Nguyên Mông. Năm 1267, ta viết thư xin cho Nậu Lạt Đinh ở lại làm Đạt lỗ hoa xích thêm "nhiệm kỳ". Triều đình Nguyên Mông ngờ rằng Nậu Lạt Đinh đã bị mua chuộc nên không cung cấp được thông tin gì. Do vậy, Vân Nam đã triệu hồi Nậu Lạt Đinh về và cử Hốt Lung Nha Hải sang thay, Trương Đình Trân làm phó quan.

Nực cười nhất là Trương Đình Trân vốn là Hán gian, mãi quốc cầu vinh lại còn giở giọng hống hách chất vấn nhà Trần tại sao còn giữ quan hệ hòa hiếu với Tống. Trân còn đòi được tiếp đón theo lễ tước Vương. Nhà Trần chẳng những không đồng ý với yêu sách của Trân mà còn sai lực sĩ tuốt gươm trần vây quanh. Trân uể oải nằm trong một căn phòng, vứt hết cung tên gươm giáo đeo bên người để nửa thách thức, nửa ăn vạ.

Quân lính nhà Trần cũng chẳng hề phiền lòng trước kiểu cư xử của tên quan Hán gian. Trời nắng, Trân khát quá mới xin uống nước. Quân lính ta theo kế bèn lấy nước sông thật đục và bẩn khiến hắn không uống được. Trân lại xin uống nước giếng. Theo lệnh, quân lính ta trả lời: “Tục lệ nước chúng tôi đã không ưa nhau thì thường bỏ thuốc độc vào trong giếng để giết người. Vì vậy, không thể múc nước giếng cho ông uống được, sợ làm chết sứ giả của vua Mông Cổ”. Tất nhiên, đó chỉ là cách dọa và hành hạ tên quan không biết điều.

Sau đó, Trân phải nói: “Tự tôi yêu cầu uống nước giếng, nếu có chết cũng không oán hận”. Vậy là bao nhiêu cao ngạo của Trân từ đỉnh Thái Sơn bỗng chốc rớt xuống chỉ còn độ vài tấc. Sau đó, Hốt Lung Nha Hải và Trân gần như bị giam lỏng ở Thăng Long, không được tự do đi lại.

Nguyên sử chép: "Năm Chí Nguyên thứ 7 (1270), sai Giã thiệt Nạp làm chức Đạt lỗ hoa xích tại nước An Nam, sau ông ấy chết tại nước ấy". Không rõ Giã thiệt Nạp chết khi nào, nhưng dù sao ông ta cũng là người cuối cùng làm Đạt lỗ hoa xích tại Đại Việt. Sau Giã thiệt Nạp, nhà Nguyên lại sai Diệp Thức Nghễ sang thay làm Đạt lỗ hoa xích. Nhà vua sai đáp thư cho nhà Nguyên rằng: "Chức Đạt lỗ hoa xích chỉ có thể đặt ở các nước man di ngoài biên giới, còn nước tôi như cái phên cái giậu che chở cho một phương, mà lại đặt chức quan ấy để kiểm soát công việc, thì chả bị nước khác chê cười hay sao? Xin đổi quan chức ấy làm dẫn tiến sứ". Nhà Nguyên không chịu nhưng cũng chẳng làm gì nổi.

A.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà Trần dùng kế trừng trị các quan Đạt lỗ hoa xích