Bạn sẽ nói gì khi con cái của mình đến trường và phải “đặt cọc” cho nhà trường để được học, xem đó như một món hàng mua bán? Bạn sẽ nghĩ thế nào khi một đơn vị quản lý và kinh doanh giáo dục đang ra sức chiếm dụng vốn và lạm thu đối với phụ huynh bằng những khoản phí nằm ngoài luật định?

Nhà trường chiếm dụng vốn của phụ huynh

CTV của anh Duy Thông | 27/06/2019, 15:40

Bạn sẽ nói gì khi con cái của mình đến trường và phải “đặt cọc” cho nhà trường để được học, xem đó như một món hàng mua bán? Bạn sẽ nghĩ thế nào khi một đơn vị quản lý và kinh doanh giáo dục đang ra sức chiếm dụng vốn và lạm thu đối với phụ huynh bằng những khoản phí nằm ngoài luật định?

Những câu hỏi như vậy đang được nhiều phụ huynh có con theo học tại hệ thống trường quốc tế Singapore đặt ra nhưng chưa bao giờ nhận được câu trả lời thỏađáng hoặc chỉ là thái độ cố tình kéo dài, xé lẻ những thắc mắc của phụ huynh từ đơn vị quản lý là Công ty Kinderworld.

Trường quốc tế Singapore có các cấp học từ mầm non lên đến trung học. Khi ghi danh cho trẻ học mầm non, phụ huynh phải đóng một khoản tiền đặt cọc 11 triệu đồng/cháu với lời giải thích từ đại diện công ty này,là số tiền nhằm đảm bảo các phụ huynh không cho con nghỉ ngang hoặc sẽ khấu trừ vào các hư hại vật chất nếu trẻ làm hư. Cũng đại diện công ty hứa sẽ hoàn trả số tiền ấy và chấm dứt cái gọi là “phí đặt cọc” khi trẻ vào lớp 1.

Khi trẻ vào lớp 1, Công ty Kinderworld hoàn trả số tiền 11 triệu đồng nhưng lại thu ngược 8 triệu “phí đặt cọc” đối với mỗi học sinh

Sự thật không diễn ra như vậy. Khi trẻ vào lớp 1, Công ty Kinderworld hoàn trả số tiền 11 triệu nhưng lại thu ngược 8 triệu “phí đặt cọc” đối với mỗi học sinh. Số tiền này chỉ được trả lại khi trẻ tốt nghiệp lớp 12 hoặc phải báo trước 3 tháng khi chuyển trường.

Giải thích về khoản phí đặt cọc, bà Trần Công Minh Hữu, đại diện Công ty Kinderworld tại Đà Nẵngnói rằng đó là “một thỏathuận dân sự” giữa phụ huynh và nhà trường. Bà Hữu có dẫn ra điều 328 Bộ luật Dân sự về tiền đặt cọc để giải thích.

“Đây là một trường hợp cố tình diễn giải luật sai với thực tế”, ông T.B, một phụ huynh có con theo học tại trường, phản bác. “Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trường quốc tế Singapore trước hết bị điều chỉnh bởi Luật Giáo dục Việt Nam”.

Hãy xem điều 98 Luật Giáo dục về vấn đề học phí quy định như thế nào: “Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và các dịch vụ khác bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý. Thực hiện công khai chi phí đào tạo và mức thu theo cam kết trong đề án thành lập trường, công khai cho từng khóa học, cấp học, từng năm học theo quy định”.

Theo ông B., “phí đặt cọc” do công ty này cố tình đặt ra không nằm trong các khoản được phép thu theo Luật Giáo dục là “học phí và các dịch vụ khác”, bởi “dịch vụ” phải được hiểu như một hình thức cung ứng để đáp ứng các nhu cầu cho trẻ như: dịch vụ đưa đón, dịch vụ chăm sóc đặc biệt, dịch vụ ăn uống cho trẻ... “Phí đặt cọc” là một cách thu tiền nằm ngoài luật định.

Nhiều phụ huynh cho rằng, với bất kỳ một thỏathuận dân sự hay hợp đồng kinh tế nào,điều tiên quyết phải là phù hợp pháp luật. Từ điều trên cho thấy việc đặt ra cái gọi là “phí đặt cọc” nằm ngoài luật định đã khiến cái gọi là “thỏathuận dân sự” như giải thích của đại diện công ty này trở nên vô hiệu.

Cũng theo Luật Giáo dục, điều 91, mỗi trường đều phải tổ chức các Ban đại diện phụ huynh cho từng cấp lớp. Đây là điều không có ở trường Quốc tế Singapore.

Một đại diện khác có con đang theo học tại trường là ông A.Tnói: “Đại diện công ty liên tục tránh né và từ chối yêu cầu họp với toàn thể phụ huynh học sinh của các cấp lớp bị thu "phí đặt cọc". Họ luôn cố tình gặp riêng từng phụ huynh có thắc mắc nhưng chưa bao giờ đưa ra được giải thích thỏađáng. Có thể thấy đại diện công ty này không bao giờ muốn có cuộc họp với toàn thể phụ huynh. Cách giải quyết của họ lâu nay là chây ìvà cố kéo dài để ‘cứt trâu hóabùn’”.

Các phụ huynh đều khẳng địnhhành vi thu “phí đặt cọc” này chính là hoạt động chiếm dụng vốn khi mỗi học sinh phải đóng 8 triệu đồng. Cứ nhân lên trên toàn quốc với 8 cơ sở khắp các thành phố lớn, mỗi cơ sở có từ 400-500 học sinh sẽ thấy số tiền bị chiếm dụng khổng lồ như thế nào.

Mục tiêu của một tổ chức kinh doanh luôn luôn phải là thu lợi nhuận hợp pháp. Đối với kinh doanh giáo dục thì mục tiêu lớn hơn còn là đào tạo con người và tạo ra một môi trường ngay thẳng - trung thực cho trẻ. Vì vậy, thật khó chấp nhận hành vi chiếm dụng vốn dưới danh nghĩa “phí đặt cọc” đang được Công ty Kinderworld thực hiện trái pháp luật với những người có con cái theo học tại Trường quốc tế Singapore.

ThùyTrang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 15.4 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế công bố Báo cáo Quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà trường chiếm dụng vốn của phụ huynh