Vụ việc thầy giáo Ngô Văn L. của trường THCS Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) bị buộc thôi việc sau khi tát một em học sinh đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các giáo viên.

Nhà trường sợ dư luận nên đưa ra hình thức kỷ luật cao nhất

Hải Yến | 10/05/2017, 12:51

Vụ việc thầy giáo Ngô Văn L. của trường THCS Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) bị buộc thôi việc sau khi tát một em học sinh đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các giáo viên.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, bà Ngô Mỹ Lệ,Hiệu trưởng trường THCS Khương Thượng cho biết, sự việc xảy ra khi thầy giáo Ngô Văn L.,Tổng phụ trách của trườngđi nhắc nhở cáchọc sinhkhối 9 trật tự vì trường đang tổ chứcthi học kỳ cho khối 7.

Sau khi nhắc nhở, giáo viên này nghe thấy học sinh nào đó nói bậy nên quay lại và tra hỏi. Cho rằnghọc sinh D. -lớp trưởng lớp 9D -che giấu hành vi nói tục cho bạn nên giáo viên này đã véo taiD. Sau khi bị thầy giáo véo tai, D. cho rằngmìnhbị oan vànói "thầy vô duyên". Sau câu nói ấy, thầy tổng phụ trách đã tát D. 1 cái. Thấy vậy, các học sinh nam khácđã tới can ngăn nhưng thầy L. đãtát thêm một em học sinh nữa vì hành động can ngăn này.

Ngaysau khi sự việc được phản ánh, Ban giám hiệu trường đã yêu cầu các học sinh liên quan và thầy L. làm bản tường trình, đồng thời mời phụ huynh của 2 học sinh bị đánh lên làm việc. Mặc dù thầy L. đã xin lỗi gia đình, nhưng Ban giám hiệu trường THCS Khương Thượng vẫn ra quyết định buộc thôi việc đối với thầy L. vì hành vi, tác phong không đúng với nhà giáo.

Đưa ra ý kiến của mình, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hoài,giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, việc thầy L. đánh học sinh là sai vì thầy đã không kiềm chế được cơn nóng giận của mình. Tuy nhiên, việcthầy L.nhận hình thức kỷ luật cao nhất là bị đuổi việc thì lạiquá nặng.

"Nhà trường khi đưa ra hình thức kỷ luật cũng nên xét cảnguyên nhângây ra tình huống đó. Đối với việc này, nhà trường nên cảnh cáo hoặccó thể yêu cầu thầy L. dừng công tác một tháng để kiểm điểm lại hành vi của mình",cô Hoài đưa ra ý kiến.

Bên cạnh đó, cô Hoài cũng chia sẻ cách xử lýcủa mình khi đứng trước tình huống học sinh hỗn láo. Theo cô Hoài,điều đầu tiên giáo viên cần làmlà phảibình tĩnh để xử lý các vấn đề này,vì ở các em học sinhluôn có sự tinh nghịch, thậm chí có những em có cá tính mạnh, thường dùngngôn ngữ khôngphù hợp với giáo viên. Chính vì thế, việcđưa ra mức phạt, sự răn đe hay lời khuyên ở tình huống này là rất cần thiết. Việc thầy L. nổi nóng và tát học sinh là điều không nên có ở bất cứ một giáo viên nào, nhưng để sự việc không lặp lại thì cũng cần có hành động xử lý, nghiêm khắc với học sinhđểcác em tránh lặp lại tình huống tương tự.

Cùng quan điểm với cô Hoài, cô Hàn Thu Thủy,giáo viên trường Amsterdam Hà Nội cho biết: "Tất nhiên thầy giáo cần nhận mức xử lý cao vì hành động này, nhưngbuộc thôi việc đối với giáo viên ở trường hợp này là quá nặng. Trong xã hội hiện đại, công nghệ ngày càngphát triển, mọi cư xử của các thầy cô giáo đều được học sinh sử dụng các thiết bị ghi hình đưa lên mạng để bàn tán, chia sẻ. Chính điều đó tạo nên tâm lý khá áp lực cho giáo viên khi dạy dỗ học trò.

Ngày xưa lúc chúng tôi đi học, khi sai phạm hoặc không làm bài tập, thầy cô giáo dùng thước dài tới 50 - 60cm để đánh vàotay vì tội lười làm bài. Nay thì hành động ấy chắc chắn sẽ không được áp dụng nhưng cũng cần có mức kỷ luật với các em học sinh có thái độ hỗn láo với giáo viên. Các giáo viên cũng trở nên dè chừng trong việc dạy dỗ từ lời ăn tiếng nói cho đếnkiến thức cho học sinhsau sự việc này", cô Thủy bày tỏ quan điểm.

PGS-TS Trần Xuân Nhĩ,nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằngcác lãnh đạo nhà trường cần phải hiểu được các giáo viên trẻ đang còn thiếu kinh nghiệm vàthiếu luôn cả sự kiềm chế. Nếu cứ vi phạm một lỗi là đuổi việc thì lấy đâu ra các thầy cô giáo có kinh nghiệm để hướng dẫn học trò. Theo ông Nhĩ, việc thầy giáo đánh học trò là điều không nên vì điều đó sẽ không làm thay đổi được nhận thức của học trò mà càng làm sự việc tệ hại đi. Học trò dù có sai thế nào, giáo viên cũng không được dùng bạo lực để bảo vệ lý lẽ của mình. Tuy nhiên, thay vì mức kỷ luật là đuổi việc thì lãnh đạo nhà trường nên đưa ra hình thức khác nhẹ nhàng hơn vìnếu đuổi việc giáo viên càng dễ tạo "tiền lệ" cho các học sinh vi phạm những quy tắc trong học đường.

"Việc nhà trường đuổi việcgiáo viên khi đánh học sinh có thể nhận thấy là donhà trường sợ dư luận, sợ sự đánh giá và kiểm điểm của Sở GD-ĐT, nên đã đưa ra mức kỷ luật cao nhất. Đó chính là sức ép của ngành giáo dục hiện nay. Nhà trường nên đưa ra mức kỷ luật là tạm đình chỉ có thời hạn đối với hành vi nàycủa thầy cô giáo. Ngược lại, đối với các em học sinh, thầy giáo nên yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lập biên bản, nếu còn tái phạm sẽ trừ vào điểm hạnh kiểm, thi đua của lớp... Các em sẽ phải tự chịu trách nhiệm với hành vi hỗn láo của mình.

Đây cũng là bài học cho các học sinh, giáo viêntrong việc xử lý các tình huống liên quan tới học đường. Xã hội ngày càng phát triển, tất cả các hành vi bạo lực cần bị ngăn cấm. Những hành vi hỗn láo với giáo viên của học sinh cũngcần phải có sự uốn nắn, rèn luyện để các em thay đổi,chứ không thể cư xử thiếu kiềm chế như giáo viên L.", ông Nhĩ nói.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà trường sợ dư luận nên đưa ra hình thức kỷ luật cao nhất