Các chuyên gia cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, do đó cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn luật, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với luật.
Thị trường và chính sách

Nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Lam Thanh 31/03/2024 23:15

Các chuyên gia cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, do đó cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn luật, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với luật.

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, trong quý 1, quý 2/2024 và các năm tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì tổ chức quán triệt, phổ biến các quy định của luật.

Tháng 4.2024, NHNN chủ trì thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến luật thuộc thẩm quyền ban hành; kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với quy định của luật và các văn bản quy định chi tiết dưới luật.

Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết thi hành luật theo danh mục và tiến độ đã được quy định; xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng theo thẩm quyền, đảm bảo phù hợp với hiệu lực thi hành của Luật Các tổ chức tín dụng từ ngày 1.7.2024.

ty-gia-2.jpeg
Chính phủ chỉ đạo nhanh chóng xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Theo đó, NHNN được giao rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện cấp phép của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Nghị định của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định của Chính phủ quy định về chương trình tài chính vi mô của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định khác có liên quan của luật.

Bộ Tài chính rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế tài chính của ngân hàng chính sách và các quy định khác có liên quan của luật.

Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngân hàng chính sách và các quy định khác có liên quan của luật.

Bộ Tài nguyên - Môi trường rà soát, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về đăng ký biến động đất đai đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định khác có liên quan của luật.

Đối với các văn bản chưa có trong chương trình công tác của Chính phủ, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của bộ ngành, thì các bộ ngành chủ động rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBlaw cũng đồng tình cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn luật.

Ông Hà cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đưa ra nhiều điều kiện chặt chẽ đối với các cổ đông lớn và người liên quan tại tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế cuộc sống có những vấn đề chưa có trong luật.

ha-1.jpeg
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBlaw

Ví dụ tình trạng 2 hội đồng quản trị ở một công ty chẳng hạn. Khi đó, một hội đồng trên giấy tờ, còn một hội đồng không xuất hiện mới là quản trị thực sự. Rõ ràng, thị trường tài chính có nhiều quan hệ phức tạp, nên tạo ra kẽ hở cho không ít người lợi dụng để "lách luật".

“Chúng ta thấy, các quy định theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra để nhằm hạn chế việc chi phối quản trị của cổ đông lớn, người có liên quan, tăng cường minh bạch trong quản trị điều hành của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, quy định của luật cũng chỉ là một phần, quan trọng là quá trình thanh tra, giám sát những hành vi cố tình lách luật”, ông Hà nói.

Đối với việc thiết kế các văn bản dưới luật, ông Nguyễn Đình Việt, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1.7.2024, do đó Chính phủ và các cơ quan liên quan cần khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn luật, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với luật.

Quan trọng hơn, theo ông Việt, các văn bản hướng dẫn phải bảo đảm đúng luật, rõ ràng, chặt chẽ, tạo thuận lợi trong việc triển khai, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các cơ quan thực thi, các tổ chức tín dụng...

Bài liên quan
NHNN điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng năm 2024, tăng hạn mức mới
Ngày 28.11, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
4 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhanh chóng xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2024