Nếu như chấp thuận sử dụng biện pháp được đánh giá là rất mạo hiểm này, Nhật Bản sẽ gần như là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm đề xuất nổi tiếng của nhà kinh tế Milton Friedman vào năm 1969 như một công cụ kích thích lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Nhật Bản đã quyết định sử dụng chính sách 'tiền trực thăng'?

Nhàn Đàm | 31/07/2016, 10:34

Nếu như chấp thuận sử dụng biện pháp được đánh giá là rất mạo hiểm này, Nhật Bản sẽ gần như là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm đề xuất nổi tiếng của nhà kinh tế Milton Friedman vào năm 1969 như một công cụ kích thích lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Câu chuyện kinh tế hấp dẫn nhất trên thế giới những ngày này làliệu Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản có quyết định sẽ sử dụng chính sách “tiền trực thăng” (Helicopter Money) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay không? Nếu như chấp thuận sử dụng biện pháp được đánh giá là rất mạo hiểm này, Nhật Bản sẽ gần như là quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm đề xuất nối tiếng của nhà kinh tế Milton Friedman vào năm 1969 như một công cụ kích thích lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Về lý thuyết, Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản hiện đã ở chân tường trong cuộc chiến chống giảm phát và gần như không còn nhiều giải pháp có thể đảo ngược tình hình ngoài chính sách “tiền trực thăng”, dù Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda đã từng tuyên bố chính sách này là vi phạm pháp luật Nhật Bản. Nhưngcó vẻ như Nhật Bản đã quyết định sẽ sử dụng “tiền trực thăng”, dù là theo một cách thức uyển chuyển hơn.

Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1969 bởi nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế nổi tiếng Milton Friedman, “tiền trực thăng”, với hình ảnh minh họa nổi tiếng trong đó một chiếc máy bay trực thăng rải tiền từ trên trời xuống đám đông dân chúng phía dưới, là một trong những lý thuyết kinh tế gây tranh cãi nhất trong lịch sử kinh tế học thế kỷ 20 và kể từ những năm đầu thế kỷ 21 cho đến nay.

Về cơ bản, nó đi xa hơn mọi chính sách kích thích kinh tế theo cách nới lỏng định lượng (QE)và cũng theo một cách thức rất đặc thù. Trong đó, thay vì yêu cầu các ngân hàng trung ương bơm tiền vào nền kinh tế bằng cách mua lại trái phiếu hoặc giảm lãi suất vay vốn ở hệ thống ngân hàng, chủ yếu nhắm đến đối tượng là các tập đoàn và doanh nghiệp – vốn là nội dung chủ đạo của các chính sách QE; thì “tiền trực thăng” lại chọn đối tượng chủ yếu là đông đảo người dân trong xã hội, và bơm thẳng tiền đến tay họ thông qua chuyển khoản vào hệ thống ngân hàng đến tài khoản cá nhân của từng người dân.

Nói cách khác, hướng đi của hai chính sách này trái ngược hẳn nhau. Nếu như chính sách nới lỏng định lượng (QE) hướng tới việc thúc đẩy hoạt động của các tập đoàn và doanh nghiệp, qua đó tăng lợi nhuận của các công ty vàthu nhập của người lao động đểkích thích tiêu dùng cá nhân và hộ gia đìnhthì “tiền trực thăng” lại thực hiện ngược lại, bơm thẳng tiền vào túi người dân và qua đó kỳ vọng người dân sẽ ngay lập tức tăng tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình, qua đó gián tiếp kích thích khả năng hoạt động của các doanh nghiệp để đáp ứng sự tăng trưởng về tiêu dùng này.

Và những gì Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản sắp thực hiện đang diễn ra theo đúng với quy trình đặc trưng này của chính sách “tiền trực thăng”, dù Thủ tướng Shinzo Abe và Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda không gọi như vậy. Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang đưa ra giải pháp trong đó yêu cầu các tập đoàn và công ty Nhật Bản phải tăng lương cho người lao động. Cụ thể, tờ Nikkei của Nhật Bản trong tuần này đã đưa tin, theođó Chính phủ Nhật Bảnđang xem xét khả năng sẽ tăng mức lương tối thiểu trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, đồng thời cung cấp các khoản trợ cấp có giá trị khoảng 140 USD/suất cho những người thuộc diện có thu nhập thấp. Tổng giá trị của gói các giải pháp này có thể sẽ rất lớn, khi đích thân Thủ tướng Abe đã tuyên bố vào ngày27.7 rằng, trong tổng số 28.000 tỉ yen (tương đương 265 tỉ USD) của gói kích thích kinh tế sắp tới thì sẽ có 13.000 tỉ yen là dành cho các giải pháp tài chính.

Dễ dàng nhận ra, với chính sách tăng lương tối thiểu và tăng mức trợ cấp cho những người có thu nhập thấp trong xã hội lần này, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã đi ngược lại với chính sách kích thích kinh tế cơ bản đã thực hiện trong vòng 3 năm qua, trong đó hướng đi chủ đạo là nới lỏng tiền tệ và hạ tỷ giá để thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận của các tập đoàn,công ty Nhật Bản, từđó tăng thu nhập của người lao động và kích thích tiêu dùng xã hội. Đó cũng là hướng đi cơ bản của bất cứ một chính sách nới lỏng định lượng (QE) nào đang được Ngân hàng châu Âu hay FED thực hiện. Nhưng giờ đây với chính sách tăng lương tối thiểu và tăng trợ cấp cho người có thu nhập thấp, ông Abe đang đi theo hướng đi đặc trưng của chính sách “tiền trực thăng”, trong đó hướng tới việc gia tăng thu nhập cho người dân qua đó kỳ vọng kích thích tiêu dùng xã hội trước.

Đây được xem là một dạng thức của chính sách “tiền trực thăng”, dù nó uyển chuyển hơn và thậm chí được một số tổ chức tài chính thế giới như Quỹtiền tệ quốc tế (IMF) công nhận là một trong số những giải pháp chính thống mà các chính phủ có thể sử dụng khi cần để kích thích tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, cha đẻ của đề xuất chính sách “tiền trực thăng” Milton Friedman cũng là người đã đưa ra một lý thuyết kinh tế có tên gọi “giả thuyết thu nhập cố định”, trong đó đưa ra nhận định rằng nếu người dân nhận được sự gia tăng thu nhập đến từ các nguồn chính thống và thường xuyên hơn (chẳng hạn như tăng lương) thì khả năng họ sẽ tăng mức tiêu dùng lên là cao hơn hẳn so với việc bỗng dưng được nhận một khoản tiền bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Vì thế, có thể xem đây là một biến thể của chính sách “tiền trực thăng”.

Nếu như Chính phủ Nhật Bản thực sự sẽ sử dụng giải pháp biến thể của chính sách “tiền trực thăng” này, thì mức lương cơ bản của người lao động tại các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như toàn bộ công chức làm việc trong các cơ quan chính phủ trên toàn quốc sẽ tăng ít nhất là 3% (bao gồm mục tiêu lạm phát cộng với tăng trưởng năng suất trung bình). Để đổi lại, Chính phủ Nhật Bản sẽ chấp thuận giảm thuế cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Nói cách khác, Nhật Bản sẽ thực hiện một chương trình kích thích kinh tế đi ngược lại hoàn toàn với các chương trình nới lỏng định lượng (QE) đang được Mỹ và châu Âu thực hiện, trong đó đặt trọng tâm vào việc tăng lương cho người lao động và giảm thuế cho các doanh nghiệp – vốn là những điều mà Mỹ và châu Âu kiên quyết không chấp nhận trong nỗ lực kích thích kinh tế của mình. Đây có thể sẽ là một canh bạc, khi mà về cơ bản việc tăng lương và tăng trợ cấp cho người nghèo này vẫn là một biến thể của “tiền trực thăng”, nhưng khả năng nó có hiệu quả là rất lớn. Một thực tế là mức thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình ở Nhật Bản đã không tăng từ năm 2007, và giờ đây việc tăng lương sẽ có thể khiến khả năng chi tiêu hộ gia đình trong xã hội Nhật gia tăng đáng kể.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
một giờ trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản đã quyết định sử dụng chính sách 'tiền trực thăng'?