Nhật Bản nổi tiếng với lập trường khá cứng rắn về vấn đề nhập cư và chấp nhận ít hơn 100 người tị nạn mỗi năm.

Nhật Bản lần đầu nhận người tị nạn LGBT

Chí Thiện | 02/07/2019, 17:14

Nhật Bản nổi tiếng với lập trường khá cứng rắn về vấn đề nhập cư và chấp nhận ít hơn 100 người tị nạn mỗi năm.

Theo tờ Mainichi, Cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh Nhật Bản đã tiếp nhận một người tị nạn LGBT vào năm ngoái. Đây là trường hợp đầu tiên nước này cấp quy chế tị nạn dựa trên xu hướng tính dục từng được biết đến.

Theo quy định, Nhật Bản chỉ cấp quy chế tị nạn cho những cá nhân “có nguy cơ bị bức hại vì là thành viên của một nhóm xã hội cụ thể”. Cụ thể, cá nhân này đã bị bắt, cầm tù và được tại ngoại vì hành vi quan hệ tình dục đồng giới tại quê nhà – một quốc gia hình sự hoá đồng tính luyến ái - trước khi đệ đơn xin tị nạn.

Mặc dù vậy, Cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh từ chối công bố danh tính người này cũng như quốc gia của anh ta/cô ta.

Nhật Bản từ trước đến nay có lập trường cứng rắn về vấn đề nhập cư. Trong năm 2017, nước này chỉ chấp nhận 20 trong số khoảng 20.000 người nộp đơn xin tị nạn và cho phép 45 người ở lại đất nước này vì lý do nhân đạo, theo Japan Times.

Hideki Sunagawa – một nhà hoạt động vì quyền LGBTI tại Nhật Bản - cho biết đây là một tin tức gây ngạc nhiên và đã được các nhà hoạt động vì quyền LGBT hoan nghênh. “Tôi nghĩ rằng trường hợp này sẽ làm tăng sự quan tâm đến vấn đề người tị nạn LGBT”, ông nói với Gay Star News. “Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có sự hợp tác giữa các nhà hoạt động LGBT và những người tị nạn”.

Quyền của người LGBT tại Nhật Bản

Nhật Bản hiện vẫn chưa hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới và chưa có luật cấm kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục hay bản dạng giới (trừ thành phố Tokyo và Ibaraki đã thông qua vào năm 2018).

Vào tháng 3 năm nay, Nhật Bản cấp phép đặc biệt cho một người đồng tính nam đến từ Đài Loan ở lại với bạn đời của mình dù visa hết hạn từ rất lâu. Cả hai đã chung sống với nhau tại Nhật Bản trong 25 năm.

Kể từ năm 2003, người chuyển giới được phép thay đổi thông tin nhân thân với điều kiện phải trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính, triệt sản và không có con dưới 20 tuổi.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
7 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản lần đầu nhận người tị nạn LGBT