Nhiệm vụ Artemis 1 sẽ sử dụng siêu tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) để đưa tàu Orion lên Mặt trăng.

Nhiệm vụ Mặt trăng Artemis 1 của NASA sẵn sàng phóng vào ngày 29.8

Long Hải | 23/08/2022, 17:11

Nhiệm vụ Artemis 1 sẽ sử dụng siêu tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) để đưa tàu Orion lên Mặt trăng.

nasa2.jpg
Hệ thống phóng tên lửa Artemis 1 của NASA trên bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã sẵn sàng cho sứ mệnh Artemis 1 để khởi động một chuyến bay thử nghiệm không người lái quanh Mặt trăng vào tuần tới. Vụ phóng được NASA lên lịch vào ngày 29.8, trong khi các ngày phóng dự phòng là 2.9 và 5.9. NASA dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch phóng vào cuối tuần này sau cuộc họp Đánh giá mức độ sẵn sàng ra mắt.

Sứ mệnh đầu tiên trong chương trình Artemis của NASA nhằm đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng, sẽ cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida. Đây sẽ là chuyến bay đầu tiên của siêu tên lửa Hệ thống phóng vũ trụ (SLS) - tên lửa mạnh nhất từ trước đến nay của NASA, đồng thời là cuộc thử nghiệm quan trọng đối với tàu vũ trụ Orion.

Robert Cabana, Phó giám đốc NASA cho biết, gần 5 thập kỷ sau nhiệm vụ Apollo cuối cùng năm 1972, NASA thành lập một chương trình nhằm đưa con người hạ cánh ở khu vực chưa khám phá trên Mặt trăng. Đây cũng là nhiệm vụ với những phương tiện mới đầu tiên của NASA kể từ khi cơ quan này ngừng hoạt động phi đội tàu con thoi hơn một thập kỷ trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số việc phải làm với tên lửa SLS trước khi nó sẵn sàng bay.

Theo kế hoạch của NASA, Artemis 1 sẽ cất cánh từ bệ phóng 39B của Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Giám đốc NASA Bill Nelson từng chia sẻ tại một cuộc họp báo đầu tháng 8 rằng bệ phóng này không còn xa lạ với những tên lửa khổng lồ. Đây là nơi phóng tên lửa Saturn V từng chở các nhiệm vụ Apollo tới Mặt trăng và cất cánh với lực đẩy 3,4 triệu kg. Tên lửa SLS mới sẽ rời khỏi bệ phóng với lực đẩy gần 4 triệu kg.

Artemis 1 sẽ phóng tên lửa SLS dài 98 mét và tàu vũ trụ Orion trong sứ mệnh 42 ngày vòng quanh Mặt trăng và quay trở lại Trái đất vào ngày 10.10. Trong chuyến bay, tàu vũ trụ Orion sẽ bay 64.000 km phía ngoài Mặt trăng, xa hơn 48.000 km so với kỷ lục lập bởi tàu Apollo 13. Lộ trình này mô phỏng chuyến bay mà phi hành đoàn Artemis 2 sẽ thực hiện vào năm 2024. Đây sẽ là quãng đường xa nhất mà bất kỳ tàu vũ trụ chở người nào từng bay, theo NASA.

Đó là giả định khi mọi thứ diễn ra hoàn hảo với chuyến bay. NASA cũng nói rõ rằng mọi thứ có thể diễn ra với một vài rủi ro. “Đây là chuyến bay đầu tiên của tên lửa và tàu vũ trụ mới. Chúng tôi đang thực hiện một điều cực kỳ khó với một số rủi ro cố hữu”, Mike Sarafin, Giám đốc sứ mệnh Artemis 1 của NASA, cho biết.

nasa1.jpg
Biểu đồ cho thấy các giai đoạn khác nhau của sứ mệnh Artemis 1 của NASA

Các nhà quản lý sứ mệnh hôm 22.8 cho biết họ có ý định đẩy mạnh hoạt động của tàu vũ trụ Orion, vượt xa các thông số mà NASA đã thiết lập cho các chuyến bay có phi hành đoàn, để đảm bảo tàu vũ trụ đạt được tốc độ của nó. Hành trình 42 ngày của sứ mệnh cũng dài hơn 10 ngày tiêu chuẩn của các chuyến bay mà NASA đã lên kế hoạch cho phi hành đoàn Artemis. Điều này sẽ giúp NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) có thời gian xác định các vấn đề cần giải quyết cho chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên.

Ở bên dưới tàu Orion là module dịch vụ châu Âu, nơi đặt động cơ đẩy chính và vật tư hỗ trợ sự sống cần thiết cho nhiệm vụ Artemis 1. Orion cũng mang theo một hình nộm “Moonikin” với phần thân được bao phủ bởi các cảm biến để đo tác động của rung động và bức xạ không gian lên cơ thể con người. Bên cạnh đó, một số thiết bị nhỏ sẽ được triển khai từ SLS trong chuyến bay để thử nghiệm các công nghệ thăm dò Artemis mới.

Khi Artemis 1 phóng vào ngày 29.8, nhiệm vụ không người lái này sẽ kiểm tra mọi bộ phận mới giúp mục tiêu khám phá không gian sâu trong tương lai trở nên khả thi. Nhiệm vụ Artemis 2 là chuyến bay có phi hành đoàn mà NASA hy vọng sẽ diễn ra vào năm 2024. Artemis 3, chuyến hạ cánh đầu tiên lên Mặt trăng với phi hành đoàn, được nhắm mục tiêu vào năm 2025 và sẽ sử dụng tàu đổ bộ Starship của SpaceX. Nhiệm vụ này sẽ đưa các phi hành gia đến một trong 13 địa điểm tiềm năng ở cực Nam Mặt trăng. Nhưng cả hai nhiệm vụ Artemis 2 và 3, tất nhiên đều phụ thuộc vào cách Artemis 1 xuất hiện.

Không phải là trùng hợp khi NASA đặt tên chương trình trở lại Mặt trăng là Artemis (tên người chị sinh đôi của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp). Artemis sẽ tiếp nối chương trình Apollo nổi tiếng bằng cách phóng nhiệm vụ có người lái tới Mặt trăng nhưng theo cách mới. Mục tiêu của chương trình bao gồm đưa phi hành đoàn đa sắc tộc lên Mặt trăng và lần đầu tiên khám phá cực Nam chìm trong bóng tối. Chương trình tham vọng này cũng hướng tới thiết lập khu định cư bền vững trên Mặt trăng và tạo ra những hệ thống tái sử dụng cho phép con người khám phá sao Hỏa.

Bài liên quan
EVNSPC hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 15.1, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và truyền hình trực tuyến đến 251 điểm cầu tại các đơn vị trực thuộc tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự và chỉ đạo hội nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiệm vụ Mặt trăng Artemis 1 của NASA sẵn sàng phóng vào ngày 29.8