Với hơn 40 năm kinh nghiệm cầm máy, cầm bút, tác nghiệp báo chí tại hơn 80 quốc gia, với 4 lần kỷ lục quốc gia về nhiếp ảnh - báo chí; là phóng viên tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2006-2010), phóng viên chuyên trách của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011-2016), tham dự với tư cách ký giả báo chí tại nhiều sự kiện quốc tế, diễn đàn thế giới, những chia sẻ của nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn tại sự kiện thật sự có ý nghĩa.

Nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn chia sẻ những kinh nghiệm chụp ảnh với giới trẻ

Đào Út Quỳnh | 07/10/2017, 07:46

Với hơn 40 năm kinh nghiệm cầm máy, cầm bút, tác nghiệp báo chí tại hơn 80 quốc gia, với 4 lần kỷ lục quốc gia về nhiếp ảnh - báo chí; là phóng viên tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2006-2010), phóng viên chuyên trách của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011-2016), tham dự với tư cách ký giả báo chí tại nhiều sự kiện quốc tế, diễn đàn thế giới, những chia sẻ của nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn tại sự kiện thật sự có ý nghĩa.

Talkshow với chủ đề “Nhà báo Giản Thanh Sơn: Vị thế Việt Nam và những kinh nghiệm tác nghiệp các sự kiện trên thế giới” được diễn ra trong bối cảnh giao lưu và hội nhập, thu hút sự có mặt của phần đông các bạn trẻ yêu thích nhiếp ảnh, báo chí, các bạn sinh viên đang theo học PR, truyền thông. Nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn đã có những chia sẻ về kinh nghiệm quý báu của ông trong suốt những năm tháng “cầm máy và cầm bút”.

Buổi giao lưu đồng thời là buổi ra mắt cuốn sách Vị thế Việt Nam của ông trong suốt quãng thời gian tác nghiệp báo chí, tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2006-2010), phóng viên chuyên trách cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011-2016).

Vị thế Việt Nam – Hành trình tác nghiệp và những khoảnh khắc

Với hơn 40 năm làm báo, tác nghiệp tại 89 quốc gia trên thế giới, Vị thế Việt Nam là một cuốn sách đã ghi chép lại những khoảnh khắc, những tấm ảnh tư liệu về những chuyến công du của các nguyên thủ Việt Nam tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau bao gồm châu Âu, Mỹ, châu Á, Tây Á… mà ông đãtháptùng, với tổng cộng trên 40 bức hình.

Trả lời về sự hình thành của cuốn sách, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơnchia sẻ: “Khoảng thời gianbiên tập 11 tháng, tôiđã trải qua khá nhiều đêm thức trắng, một mình tuyển chọn ảnh, viết nội dung, trình bày mỹ thuật và kỹ thuật cho cuốn sách, với tôi thực sự thật khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì bền vững”.

Mỗi một tấm ảnh được chụp lại là một khoảnh khắc đã đi qua, đượcnhà báo nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơnchia sẻ thật giàu cảm xúc. Với ông, để có được một bài báo hay phải cố gắng vượt qua những trở ngại, phải ghi chép đầy đủ các tư liệu về hoàn cảnh cũng như nhân vật quan trọng, phải nhớ đúng họ tên của các nguyên thủ quốc gia và viết đúng tiếng Anh.

Nghề báo, nhiếp ảnhlà nghề “Gừng càng già càng cay”

Chia sẻ về bí quyết tác nghiệp để được có những bức ảnh như mong muốn, ông nói: “Với một thể lực yếu, phương tiện tác nghiệp trong tay không hiện đại như bây giờ, tôi đã trang bị cho mình những thế đứng thật sự kinh nghiệm. Đó là sự xông pha, chen lấn, sự quan sát cẩn trọng trước khi vào sự kiên, tôi chú ý xem nhân vật chính ở đâu, xuất hiện lúc nào để có sự chuẩn bị linh hoạt vì sự kiện diễn ra vô cùng nhanh chóng, không chờ đợi ai cả.

Công việc của nhà báo phải ghi chép nhiều, đôi khi phải phối hợp vừa chụp ảnh vừa ghi chép nên tôi đã tham khảo nhiều tài liệu về quốc gia mà mình đến thăm trước đó, trau dồi cho mình vốn hiểu biết. Khi tác nghiệp tai phải nghe thật kỹ, chắc hơn là có máy ghi âm. Sau khi xong sự kiện, tối hôm đó về tôi phải nghe lại, các tấm ảnh luôn được tôi lưu trong một folder riêng có ghi chú rõ ràng”.

Nhiếp ảnh chuyên nghiệp cần máy ảnh sang chảnh là quan niệm sai lầm!

Nhiếp ảnh phải có máy ảnh và thiết bị xịn là quan điểm sai lầm của phần đông các trẻ đang theo đuổi nghề nhiếp ảnh gia hiện nay. Theo kinh nghiệm hơn 40 năm hành nghề, nhà báo nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn thật lòng chia sẻ: “Ngày xưa khi tôi tác nghiệp không có những phương tiện hiện đại như ngày nay, phải có sự đam mê chụp ảnh thực sự. Những sự kiện khác nhau thì ống kính phải khác nhau. Trường hợp an ninh không cho phép thì dùng ống kính dài, khán phòng chật kín người thì dùng ống kính rộng…Khi tác nghiệp phải có ít nhất hai máy ảnh, nhiều ống kính có kích thước khác nhau. Bên cạnh đó cần hỏi an ninh trước về thời gian diễn ra sự kiện để chuẩn bị ống kính trước, khi bị động, sự kiện diễn ra không như ý muốn thì phải có sự nhanh nhạy trong xử lý vấn đề”.

Kết thúc buổi talk show, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn cũng không quên nhắn nhủ với các bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh và truyền thông thông điệp về sự học tập và trau dồi kỹ năng nghề nghiệp ở mọi lúc mọi nơi. Đó là chìa khóa của mọi thành công.

Đào Út Quỳnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn chia sẻ những kinh nghiệm chụp ảnh với giới trẻ