Hàng loạt cơ sở giết mổ ở Sóc Trăng không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Trong khi đó, các lò mổ ngoài quy hoạch và quá tải tại tỉnh này vẫn vô tư tồn tại.

Nhiều lò giết mổ ở Sóc Trăng không có giấy chứng nhận vệ sinh thú y

Duy Khang | 14/05/2016, 10:53

Hàng loạt cơ sở giết mổ ở Sóc Trăng không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Trong khi đó, các lò mổ ngoài quy hoạch và quá tải tại tỉnh này vẫn vô tư tồn tại.

Những ngày qua, DNTN vựa heo Tý ở TP.Sóc Trăng gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng vì lò giết mổ gia súc tập trung của họ hoạt động không hiệu quả. Ông Lý Minh Chánh,chủ vựa heo Tý cho biết, nguyên nhân doanh nghiệp bị lỗ vì công suất của lò giết mổ 800 con heo nhưng hiện nay chỉ hoạt động 10%.

“Chúng tôi được tỉnh kêu gọi đầu tư, xây lò giết mổ quy mô lớn và thực hiện các quy định về vệ sinh thú y nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, lò mổ quá tải, ngoài quy hoạch nằm giáp ranh TP.Sóc Trăng không được di dời nên chúng tôi mất khách”, ông Chánh nói.

Theo ông Chánh, nếu UBND tỉnh Sóc Trăng có quyết định 841 về việc phê duyệt đề án Quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc tập trung giai đoạn 2013 - 2020, thì các ngành chức năng và địa phương phải thực hiện nghiêm.Đó là di dời, quy hoạch lại các mò giết mổ ngoài quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn. Điều này giúp cho thịt gia súc, gia cầm đưa ra thị trườngđược an toàn vì giết mổ trong các lò đủ điều kiện về vệ sinh thú y.

Trao đổi với PV, ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng thừa nhận, hiện naycác cơ sở giết mổ của tỉnh này đều chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Theo ông Tây, nguyên nhân vì không có cơ sở nào đạt yêu cầu về vệ sinh thú y.

Mộtchuyên gia thú y phân tích, nếu cơ sở giết mổ không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú ythì người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về chất lượng thịt được xuất ra khỏi các lò này dù đã được đóng dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.Điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩmdo điều kiện cần thiết của lò mổ không có.

“Kinh doanh quán ăn phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) thì lò giết mổ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y. Nếu tỉnh không cấp mà cho lò giết mổ hoạt động thì có dấu hiệu buông lỏng quản lý vì điều kiện này đã được quy định trong Thông tư 60 của Bộ NN&PTNT từ năm 2010", vị chuyên gia đánh giá.

Hiện toàn tỉnh Sóc Trăng có 28 cơ sở giết mổ tập trung, 54 điểm giết mổ nhỏ lẻ. Nếu các cơ sở này không được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y theo Thông tư 60 thì thịt giết mổ tại các lò này đưa ra chợ có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Mới đây, ngày 9.5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký chỉ thị 13 về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo Chỉ thị này, ATTP là vấn đề ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người vàđược xã hội rất quan tâm.

Trong thời gian qua, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong quản lý, bảo đảm ATTP. Từ khi có Luật ATTP năm 2010, các bộ, ngành đã thực hiện quản lý an toàn theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù hợp thông lệ quốc tế và khắc phục được tình trạng cắt lát, chồng chéo.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về ATTP vẫn diễn biến phức tạp, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều địa phương chưa quan tâm và thiếu tập trung trong quản lý ATTP, chậm phát hiện và không kịp thời xử lý các vụ vi phạm...

Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm ATTP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý ATTP, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm được giao.

Cũng theo Chỉ thị 13, Thủ tướng kiên quyết xử lý cán bộ buông lỏng quản lý ATTP. Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp từ xã đến tỉnh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về ATTP trên địa bàn.

Như vậy, việc ngành thú y không cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thú y theo Thông tư 60 của Bộ NN&PTNT thì có phải là đã buông lỏng quản lý, làm cho nguy cơ thịt ra chợ mất ATTP hay không?

Hàm Yên

Ảnh: Lò giết mổ không có giấy chứng nhận vệ sinh thú y thì thịt giết mổ tại các cơ sở này liệu có đảm bảo ATTP?
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp 'Rực rỡ sắc màu Tây Bắc'
44 phút trước Văn hóa
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7.5.1945 – 7.5.2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7.5.1954 – 7.5.2024), tối 5.5, tại Quảng trường 19.8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều lò giết mổ ở Sóc Trăng không có giấy chứng nhận vệ sinh thú y