Sự hiện diện của protein gai trong máu sau lần nhiễm SARS-CoV-2 ban đầu có thể là một cách để chẩn đoán COVID-19 kéo dài.

Nhiều người bị di chứng hậu COVID-19 còn vi rút trong máu sau 1 năm

Sơn Vân | 24/06/2022, 09:55

Sự hiện diện của protein gai trong máu sau lần nhiễm SARS-CoV-2 ban đầu có thể là một cách để chẩn đoán COVID-19 kéo dài.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích nhiều mẫu huyết tương được thu thập theo thời gian từ 63 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 37 người tiếp tục phát triển triệu chứng kéo dài (di chứng hậu COVID-19).

Ở phần lớn những người bị COVID-19 kéo dài, protein gai từ bề mặt vi rút SARS-CoV-2 có thể phát hiện được trong tối đa 12 tháng. Trong khi SARS-CoV-2 không có ở các mẫu huyết tương của những bệnh nhân khỏi COVID-19 mà không bị triệu chứng kéo dài.

Protein gai lưu thông trong máu có thể đồng nghĩa là “một ổ chứa vi rút SARS-CoV-2 hoạt động vẫn tồn tại trong cơ thể”, các nhà nghiên cứu cho biết trong một bài báo đăng trên medRxiv trước khi đánh giá ngang hàng. Nghiên cứu này không rõ chính xác vị trí ổ chứa vi rút đó.

Trước đây, các nhà nghiên cứu nói đã tìm thấy vi rút hoạt động trong đường tiêu hóa của trẻ em vài tuần sau khi nhiễm SARS-CoV-2 lần đầu. Các nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy bằng chứng di truyền của vi rút SARS-CoV-2 "ở nhiều vị trí giải phẫu cho đến 7 tháng sau khi khởi phát triệu chứng".

Nếu kết quả có thể được xác nhận trong các nghiên cứu lớn hơn thì sự hiện diện của protein gai trong máu sau lần nhiễm SARS-CoV-2 ban đầu có thể là một cách để chẩn đoán COVID-19 kéo dài, theo các nhà nghiên cứu.

nhieu-nguoi-bi-di-chung-hau-covid-19-con-vi-rut-trong-mau-den-1-nam.jpg
Protein gai từ bề mặt vi rút SARS-CoV-2 có thể được phát hiện tối đa 12 tháng trong phần lớn những người bị COVID-19 kéo dài

Bệnh nhân bùng phát triệu chứng COVID-19 sau khi dùng Paxlovid có thể cần điều trị lâu hơn

Sự bùng phát trở lại của các triệu chứng COVID-19 được báo cáo ở một số bệnh nhân đã áp dụng một liệu trình 5 ngày uống thuốc kháng vi rút Paxlovid của Pfizer có thể là kết quả của việc điều trị không đủ.

Kết quả thử nghiệm cho thấy Paxlovid có thể giảm 89% nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19 ở những bệnh nhân có nguy cơ cao nếu được dùng trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. Tuy nhiên ở một số người, mức độ vi rút và các triệu chứng đã tăng trở lại sau khi hoàn thành một đợt điều trị bằng Paxlovid, dẫn đến lo ngại rằng các biến thể SARS-CoV-2 có thể phát triển khả năng đề kháng với việc điều trị bằng thuốc này, hoặc bằng cách nào đó thuốc có thể làm suy yếu kháng thể của bệnh nhân.

Song khi các nhà nghiên cứu phân lập Omicron BA.2 từ một bệnh nhân hồi phục và thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, họ nhận thấy biến thể vẫn nhạy cảm với Paxlovid và không có đột biến làm giảm hiệu quả của thuốc. Họ cũng phát hiện ra các kháng thể của bệnh nhân vẫn có thể ngăn chặn vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập và lây nhiễm các tế bào mới.

Các nhà nghiên cứu cho biết trong bài viết đăng trên Tạp chí Clinical Infection Diseases rằng, các triệu chứng COVID-19 bùng phát trở lại sau khi điều trị bằng Paxlovid có thể xảy ra vì không đủ lượng thuốc tiếp cận các tế bào nhiễm bệnh để ngăn chặn hoàn toàn vi rút tạo ra các bản sao. Cũng có thể là Paxlovid được chuyển hóa hoặc xử lý ở các tỷ lệ khác nhau ở những người khác nhau, hoặc một số người cần dùng thuốc trong hơn 5 ngày.

“Trẻ em mắc COVID-19 có nhiều triệu chứng dai dẳng hơn nhưng ít gặp vấn đề về tâm lý và xã hội hơn”

Các vấn đề sức khỏe dai dẳng chỉ phổ biến hơn một chút ở trẻ em sau khi mắc COVID-19 so với những trẻ ở độ tuổi tương tự tránh được nhiễm vi rút SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu từ Đan Mạch đã báo cáo trên tờ The Lancet Child & Adolescent Health. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra mức độ lo lắng cao hơn ở những trẻ em chưa bao giờ mắc COVID-19.

Họ cho biết 40% trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi mắc COVID-19 cùng 27% bạn bè đồng trang lứa không nhiễm SARS-CoV-2 đã trải qua ít nhất một triệu chứng trong hơn 2 tháng. Với trẻ em từ 4 đến 11 tuổi, các triệu chứng dai dẳng được thấy ở 38% bé mắc COVID-19 và 34% không nhiễm SARS-CoV-2.

Với những người từ 12 đến 14 tuổi, các triệu chứng dai dẳng được thấy ở 46% những người mắc COVID-19 có các triệu chứng kéo dài và 41% không nhiễm SARS-CoV-2.

Kết quả này dựa trên cuộc khảo sát gần 11.000 bà mẹ có con mắc COVID-19 và gần 33.000 người mẹ có con không nhiễm SARS-CoV-2.

Các triệu chứng liên quan đến COVID-19 kéo dài như đau đầu, thay đổi tâm trạng, đau bụng và mệt mỏi thường gặp ở những trẻ khỏe mạnh khác. Trẻ nhiễm SARS-CoV-2 mắc các triệu chứng dai dẳng hơn và 1/3 có các triệu chứng mới phát triển hậu COVID-19.

Trước sự ngạc nhiên của các nhà nghiên cứu, những đứa trẻ mắc COVID-19 ít gặp các vấn đề về tâm lý và xã hội hơn những đứa bé trong nhóm đối chứng. Họ suy đoán điều này có thể do những đứa trẻ chưa mắc COVID-19 có nhiều "nỗi sợ hãi về căn bệnh không xác định và cuộc sống hàng ngày bị hạn chế hơn để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm vi rút SARS-CoV-2".

Bài liên quan
Nghiên cứu đầu tiên về di chứng hậu COVID-19 ở người nhiễm Omicron so với các biến thể khác
Những ai nhiễm Omicron có thể ít bị phát triển triệu chứng COVID-19 kéo dài hơn người nhiễm các biến thể khác, tác giả nghiên cứu mới ở Nhật Bản kết luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều người bị di chứng hậu COVID-19 còn vi rút trong máu sau 1 năm