Hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ bị tác động nặng nề nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng được biết đến với cái tên “đả hổ đập ruồi” của ông Tập, chủ yếu là các lĩnh vực xa xỉ phẩm, bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ: rượu và đồng hồ đắt tiền, nhưng mạnh nhất vẫn là ngành công nghiệp Casino ở Macau.

Nhìn từ Macau: Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã chấm dứt?

12/04/2017, 06:42

Hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ bị tác động nặng nề nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng được biết đến với cái tên “đả hổ đập ruồi” của ông Tập, chủ yếu là các lĩnh vực xa xỉ phẩm, bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ: rượu và đồng hồ đắt tiền, nhưng mạnh nhất vẫn là ngành công nghiệp Casino ở Macau.

Chu Vĩnh Khang (trái) bị bắt trong chiến dịch Đả hổ đập ruồi của ông Tập Cận Bình

Vào thời điểm khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới Mỹ gặp Tổng thống Donald Trump để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn thương mại giữa hai nước thì ở quê nhà, các dấu hiệu cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng được triển khai rầm rộ trong suốt hai năm qua của ông Tập đã kết thúc bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn.

Hầu hết các ngành công nghiệp và dịch vụ bị tác động nặng nề nhất từ cuộc chiến chống tham nhũng được biết đến với cái tên “đả hổ đập ruồi” của ông Tập, chủ yếu là các lĩnh vực xa xỉ phẩm, bắt đầu có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ: rượu và đồng hồ đắt tiền, nhưng mạnh nhất vẫn là ngành công nghiệp Casino ở Macau.

Theo đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Casino ở Macau đã đạt mức cao nhất kể từ thời điểm tháng 8.2015, chủ yếu đến từ sự hồi phục doanh thu trong các lĩnh vực VIP cao cấp nhất. Điều tương tự cũng diễn ra đối với các lĩnh vực xa xỉ khác như rượu quý và đồng hồ Thụy Sĩ: doanh số và lợi nhuận của các hãng sản xuất rượu cao cấp đắt tiền đã đạt mức cao kỷ lục trong vài năm trở lại đây, trong khi đó nhập khẩu đối với các dòng đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ của thị trường Trung Quốc cũng tăng lên với tốc độ cao chưa từng thấy: lên tới 28% chỉ tính riêng trong tháng 12.2016 và tiếp tục ổn định trong 3 tháng đầu năm 2017.

Tất cả những điều này đều được xem là dấu hiệu của việc cuộc chiến chống tham nhũng của Bắc Kinh đã chính thức chấm dứt, và sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu đối với các loại hàng hóa xa xỉ trong thời gian gần đây là minh chứng cho sự hồi phục của tầng lớp thượng lưu Trung Quốc sau những đợt kiểm soát gắt gao liên quan đến tài sản của chính phủ.

Dù hầu hết các công ty kinh doanh và phân phối những mặt hàng xa xỉ phẩm này giải thích rằng, sự hồi phục về doanh số và lợi nhuận của họ đến từ việc chuyển mục tiêu từ tầng lớp thượng lưu sang người tiêu dùng đại chúng, thì điều này cũng vẫn được xem là một dấu hiệu cho thấy người dân Trung Quốc cảm thấy bớt lo ngại hơn về chiến dịch chống tham nhũng từ phía chính phủ.

Cụ thể, các sòng bạc ở Macau bắt đầu chuyển sang thúc đẩy các dịch vụ dành cho khách du lịch hơn là tập trung vào các dịch vụ VIP như trước, trong khi các công ty sản xuất và phân phối rượu cao cấp như Kweichow Moutai lại tìm cách giảm giá các dòng rượu đắt tiền của mình xuống mức hợp lý hơn, điều tương tự cũng diễn ra với các công ty nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ như Swatch Group.

Theo công ty tài chính Sun Hung Kai thì việc đẩy mạnh triển vọng về doanh số và lợi nhuận của các công ty xa xỉ phẩm này xuất phát từ nhận thức rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập đã gần như lắng xuống hoàn toàn. Ông Kenny Wen, nhà chiến lược tại Sun Hung Kai có trụ sở ở Hồng Kông, cho biết: “Chiến dịch chống tham nhũng có thể vẫn là một mối quan ngại với các công ty này, nhưng không phải là mối quan ngại lớn nhất nữa. Nhu cầu từ thị trường đại chúng, cụ thể là tầng lớp trung lưu, đang đem lại một giải pháp tăng trưởng doanh số mới”.

Các số liệu thống kê đang cho thấy lý do vì sao các doanh nghiệp xa xỉ phẩm này cùng những nhà đầu tư tỏ ra lạc quan: doanh thu của các Casino ở Macau đã tăng tới 18% chỉ trong tháng 3.2017 và là mức cao nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Trong khi đó, công ty rượu Kweichow Moutai cho biết doanh số trong tháng 2.2017 đã tăng tới 16% và đạt khoảng 5,7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 826,4 triệu USD). Điều này đặc biệt đáng chú ý khi theo thống kê, doanh thu từ ngành công nghiệp đỏ đen ở Macau đã sụt giảm liên tục trong vòng hơn 2 năm qua bắt đầu từ thời điểm giữa năm 2014, bao gồm mức sụt giảm kỷ lục lên đến 49% vào tháng 2.2015.

Tương tự như vậy là với công ty rượu Kweichow Moutai, trước thời điểm cuộc chiến chống tham nhũng của Bắc Kinh bắt đầu, doanh số bán hàng cho các cơ quan chính phủ chiếm tới 70% tổng doanh số các loại rượu cao cấp của công ty này, và nhanh chóng giảm xuống chỉ còn khoảng 10% sau khi các cuộc kiểm soát diễn ra.

Lý do chủ yếu khiến các ngành công nghiệp xa xỉ này bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc chiến chống tham nhũng của Bắc Kinh, là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đắt tiền này có xu hướng bị xem như một dấu hiệu của tình trạng tham nhũng, đặc biệt là với những cá nhân giữ vị trí trong các cơ quan nhà nước. Sẽ không ai dám sử dụng các sản phẩm và dịch vụ này khi họ có thể nhanh chóng bị bắt giữ và điều tra.

Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, có khoảng 415.000 quan chức thuộc diện bị điều tra và bắt giữ trong năm 2016, tăng khoảng 23% so với năm 2015. Trong đó, có ít nhất khoảng 120 quan chức cao cấp, bao gồm cả Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng an ninh, và trường hợp mới nhất là Xiang Junbo, nguyên Chủ tịch ngân hàng Nông nghiệp và là Chủ tịch quỹ bảo hiểm quốc gia cũng đã bị bắt giữ và điều tra.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, có nhiều lý do để có thể tin rằng cuộc chiến chống tham nhũng rầm rộ này của Bắc Kinh đã đến lúc kết thúc. Chiến dịch chống tham nhũng này đã trở nên quá dài và đang gây ra những bất ổn nhất định về chính trị, trong khi áp lực tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang tiêu dùng nội địa của chính phủ Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc phải giảm sự kiểm soát đối với các ngành công nghiệp xa xỉ vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến chống tham nhũng suốt 2 năm qua.

Theo thống kê thì doanh số của các sòng bạc tại Macau tăng trưởng mạnh chủ yếu là nhờ vào sự hồi phục của khu vực VIP với những dịch vụ cao cấp vốn chủ yếu dành cho tầng lớp thượng lưu từ đại lục. Trong bối cảnh xích mích và căng thẳng thương mại có xu hướng gia tăng với Mỹ, thì sẽ là dại dột nếu Trung Quốc lại tìm cách xiết chặt các ngành kinh tế quan trọng trong nước.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng phát lệnh khởi công mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Thủ tướng nêu rõ, việc mở rộng nhà ga T2 để bảo đảm đáp ứng kịp thời tình trạng quá tải cảng hàng không quốc tế Nội Bài là rất cần thiết, không thể chậm trễ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn từ Macau: Cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc đã chấm dứt?