Phía sau tổng thống Trump và chủ tịch Tập trong cuộc gặp mặt được đánh giá là quan trọng nhất trên thế giới này là cả một hệ thống những cố vấn đầy quyền lực khác mà chúng ta không thể bỏ qua. Khi có thể chính họ mới là người định hình các chính sách và vấn đề được đem ra thảo luận tại Florida cuối tuần này.

Trước cuộc thảo luận Mỹ-Trung: Đừng quên các 'thân binh' hộ tống ông Trump và ông Tập

06/04/2017, 05:27

Phía sau tổng thống Trump và chủ tịch Tập trong cuộc gặp mặt được đánh giá là quan trọng nhất trên thế giới này là cả một hệ thống những cố vấn đầy quyền lực khác mà chúng ta không thể bỏ qua. Khi có thể chính họ mới là người định hình các chính sách và vấn đề được đem ra thảo luận tại Florida cuối tuần này.

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Mỹ và Trung Quốc tại Florida vào cuối tuần này là một sự kiện thú vị xét về nhiều khía cạnh. Một vị tổng thống cam kết “làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa” (Make America great again) trong khi vị chủ tịch còn lại tuyên bố thúc đẩy “giấc mơ Trung Hoa” (China Dream) sẽ gặp nhau lần đầu tiên vào ngày thứ Năm ở Palm Beach. Ở thời điểm hiện tại, hai nhà lãnh đạo này đang điều hành nền kinh tế có tổng quy mô bằng khoảng 1/3 nền kinh tế toàn cầu, ¼ thương mại thế giới, và hai lực lượng quân đội được xem là hùng mạnh nhất thế giới. Lẽ dĩ nhiên, phía sau hai nhà lãnh đạo đầy quyền lực này trong cuộc gặp mặt được đánh giá là quan trọng nhất trên thế giới này là cả một hệ thống những cố vấn đầy quyền lực khác mà chúng ta không thể bỏ qua, khi có thể chính họ mới là người định hình các chính sách và vấn đề được đem ra thảo luận tại Florida cuối tuần này.

Về phía Mỹ, chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống của Donald Trump đã đưa vào Nhà Trắng một nhóm các quan chức mới mẻ có chung sự chia sẻ về hoài nghi đối với thương mại tự do và ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc cả về thương mại lẫn sức mạnh quân sự. Trong khi đó, ở phía đối diện, nhóm quan chức dưới quyền ông Tập ở Trung Quốc lại đang mong muốn đẩy lui ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực châu Á hơn bất cứ điều gì trên đời. Chính sự khác biệt này sẽ đem lại ảnh hưởng mang tính quyết định đối với cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất.

Donald Trump đã dự đoán trên Twitter vào tuần trước, rằng cuộc thảo luận sẽ đặc biệt khó khăn khi các vấn đề được đánh giá là gai góc nhất sẽ được đưa ra: chính sách thương mại và các vấn đề an ninh như Triều Tiên. Donald Trump có sự hậu thuẫn của một nhóm cố vấn có xu hướng diều hâu một cách rõ rệt: chiến lược gia Steve Bannon, người từng đưa ra dự đoán sẽ nổ ra chiến tranh ở Biển Đông; hay Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, người đã đưa ra những chỉ trích nặng nề nhất đối với chính sách bảo hộ thương mại của Trung Quốc.

Ở phía đối diện, các quan chức Trung Quốc lại cố gắng duy trì một sự bình tĩnh mang tính chiến lược, báo hiệu một sự sẵn sàng thỏa hiệp về thương mại để tránh nguy cơ xung đột trên các lĩnh vực chủ chốt. Trước cuộc gặp ở Florida lần này, ông Tập đã phái những nhà ngoại giao kỳ cựu như Yang Jiechi xây dựng mối quan hệ với những người thân cận với ông Trump, điển hình là người con rể kiêm cố vấn Jared Kushner, trong khi thủ tướng Lý Khắc Cường liên tục đưa ra những cảnh báo về hậu quả mà cả 2 nước sẽ gặp phải nếu xảy ra đối đầu về kinh tế-thương mại.

Thứ nhất, trong vấn đề được đánh giá là mâu thuẫn lớn nhất giữa hai nhà lãnh đạo: Kinh tế-thương mại. Một thực tế không thể phủ nhận là có mối liên hệ chặt chẽ và phức tạp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, thậm chí được gọi với cái tên “Chimerica” để phản ánh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này. Bức tranh tổng thể là rất rõ ràng: Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa giá rẻ vào thị trường Mỹ và thu được thặng dư thương mại khổng lồ; trong khi đó nó kích thích tiêu dùng, khiến lãi suất của Mỹ ở mức thấp và đóng vai trò quan trọng giúp kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, Donald Trump muốn định hình lại ít nhất là một phần cơ bản của mối quan hệ này để giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực mà kinh tế Mỹ phải gánh chịu: mất nhiều việc làm và mức thâm hụt thương mại quá lớn (lên tới gần 350 tỉ USD trong năm ngoái). Để làm được điều đó, vị tân tổng thống Mỹ được sự hỗ trợ bởi nhà kinh tế học có ác cảm với kinh tế Trung Quốc là Peter Navarro với vũ khí chính là đe dọa nâng mức áp thuế và trừng phạt hành vi thao túng tỷ giá được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.

Ở phía đối diện, trật tự và tình trạng hiện tại của hệ thống thương mại toàn cầu lại đang có lợi cho Trung Quốc. Lựa chọn của ông Tập dĩ nhiên là muốn duy trì nguyên trạng, khi đích thân tuyên bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos vào tháng 1 năm nay rằng: “một cuộc chiến thương mại sẽ chỉ gây tổn thất cho cả hai bên”. Không những không muốn gây chiến thương mại, mà ông Tập còn muốn xâm nhập thị trường Mỹ sâu rộng hơn do Mỹ hiện vẫn là đối tác thương mại số một của Trung Quốc, ngoài ra việc tiếp cận với nền kinh tế số một thế giới cũng giúp Trung Quốc tiếp cận với công nghệ và thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao nhanh hơn. Chiến lược “Sản xuất Trung Quốc 2025” được Bắc Kinh công bố mới đây là một ví dụ điển hình.

Vấn đề được đánh giá là gai góc thứ 2 sẽ được đưa ra thảo luận, là về an ninh và chiến lược. Dù chính quyền của tổng thống Donald Trump đã tuyên bố hủy bỏ chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Obama, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ bỏ qua các vấn đề tại đây. Sự xung đột Mỹ-Trung tại khu vực trải rộng và đan xen phức tạp, từ các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cho đến sự bất ổn của Bắc Triều Tiên và mối quan hệ với Đài Loan.

Một điểm tích cực trong vấn đề này là cả hai nhà lãnh đạo đều có những cố vấn tỏ ra khá ôn hòa và không mâu thuẫn nhau kịch liệt như trong vấn đề kinh tế-thương mại. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc gặp với ngoại trường Trung Quốc Wang Yi ở Bắc Kinh đã nhấn mạnh nguyên tắc “không xung đột, không đối đầu”. Tuy nhiên, những vấn đề nóng như Bắc Triều Tiên và Đài Loan vẫn được dự báo là có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát, khi tổng thống Trump vẫn chưa từ bỏ hẳn ý định mở rộng quan hệ với Đài Loan và thách thức chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh, và Nhà Trắng hiện vẫn đang ép Bắc Kinh tìm cách đưa CHDCND Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán về vấn đề hạt nhân.

Ngoài ra, căng thẳng giữa hai nước cũng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết khi mới đây Mỹ đã chính thức triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc trong khi Trung Quốc phản đối dữ dội. Dù Trung Quốc tỏ ra khá kiềm chế khi chỉ hướng sự phản đối về Hàn Quốc, nước đã cho phép Mỹ triển khai hệ thống trên lãnh thổ của mình, thì sự gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington chắc chắn cũng là điều không thể tránh khỏi.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trước cuộc thảo luận Mỹ-Trung: Đừng quên các 'thân binh' hộ tống ông Trump và ông Tập