Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó đi tập kết ra Bắc. Ông nổi danh ngay từ sáng tác đầu tiên, ca khúc Câu hò trên bến Hiền Lương, viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao.

Những bài hát của một thời cách mạng và kháng chiến: Câu hò trên bến Hiền Lương

Nguyễn Thông | 12/07/2016, 15:28

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó đi tập kết ra Bắc. Ông nổi danh ngay từ sáng tác đầu tiên, ca khúc Câu hò trên bến Hiền Lương, viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao.

Trong suốt gần 20năm ròng rã chiến đấu chống Mỹ, có một địa danh đã đi vào lịch sử, gắn liền với sự chia cắt đất nước, từ cuối năm 1954 đến năm 1973, là con sông Bến Hải. Con sông nhỏ, những lúc mùa khô hạn thậm chí có thể lội từ bờ bên này sang bên kia, nằm trùng với vĩ tuyến 17, cứ nhắc đến nó là không khỏiđau thương, chua xót. Nó như lưỡi dao vạch đôi cơ thể đất nước, phải mất bao nhiêu năm, đổ bao nhiêu máu xương mới hàn gắn được. Nhà thơ Thanh Hải, đứa con của miền Nam một lần ra Bắc,vất vảtrèo đèo lội suối, vòng vèo đi suốt cả tháng trời mới tới nơi, khi đứng bên bờ bắc Bến Hải nhìn về phương nam đã từng ngậm ngùi "Xa nhau chỉ một mái chèo/Mà đi trăm núi nghìn đèo đến nơi".

Đồng hành cùng dòng sông lịch sử này là cây cầu cũng nổi tiếng không kém, thậm chí còn hơn: cầu Hiền Lương. Cầu bắc qua sông nối hai bờ nam bắc, nằm ở địa phận thônHiền Lương (xã Vĩnh Thành, huyệnVĩnh Linh), ngay trên quốc lộ 1. Khi chưa có cầu, nơi đây là bến phà nối 2 huyệnVĩnh Linh -Gio Linh, nối Bắc với Nam. Sông Bến Hải, bến Hiền Lương, những địa danh chứa trong nó quá nhiều bi thương, mất mát, anh hùng, quả cảm của một thời đã qua.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp tên thật là Lưu Trần Nghiệp (1931 - 2013)quê xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Một sựthú vị là tôi khá rành rẽ vùng này bởi xã quê vợ tôi cũng cùng huyện Chợ Mới, chỉ cách xã Mỹ Hiệp quê ông noncây số. Mỗi lần về đó tôi đều được nghe những chuyện bộc lộ niềm tự hào của người xứ Chợ Mới về những nhân vật nổi tiếng đã sinh ra từ đây, trong đó nhiều nhất là phát ở lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Hoàng Hiệp tham gia kháng chiến chống Pháp, sau đó đi tập kết ra Bắc. Ông nổi danh ngay từ sáng tác có thể nói là đầu tiên, ca khúcCâu hò trên bến Hiền Lương, viết chung với nhạc sĩ Đằng Giao. Điều lạ là sau này hình như người ta chỉ nhắc đến Hoàng Hiệp mà ít khi nêu tên vị nhạc sĩ viết cùng ông. Tôi có nghe kể chính Hoàng Hiệp có lần phải lên tiếng đề nghị đừng để ông đứng tên một mình, như thế không phải đạo. Và điều lạ nữa là cái tên ban đầu của bài hátCâu hò trên bến Hiền Lươngdo hai ông đặt đã bị người ta, chả biết từ bao giờ, rất tùy tiện vô lý, đổi thànhCâu hò bên bến Hiền LươnghoặcCâu hò bên bờ Hiền Lương. Có lẽ biết thân biết phận không thể làm gì được bộ máy tuyên truyền nên hai tác giả đành ngậm ngùi chấp nhận.

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp là một trong số ít sáng tác cực khỏe trong thời chống Mỹ cũng như hòa bình sau này. Nếu có gọi ông là đô lực nhạc sĩ hoặc cây đại thụ âm nhạc kháng chiến và cách mạng cũng không có gì quá đáng. Trong đội ngũ nhạc sĩ cùng thời, chẳng mấy ai viết được nhiều bài hay, được công chúng nghe nhạc mến mộ nồng nhiệt như ông. Ông là tay phổ nhạc số 1, khó ai bì kịp. Nhiều bài thơ nhờ nhạc Hoàng Hiệp mà có sức sống mãnh liệt, lan tỏa, lâu bền. Dù thuộc dòng nhạc chính thống cách mạng nhưng bài hát của ông không lên gân gào thét mà trái lại rất trữ tình, sâu lắng. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu như:Câu hò trên bến Hiền Lương, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây, Nhớ về Hà Nội, Viếng lăng Bác, Khúc thơ tình người lính biển, Trở về dòng sông tuổi thơ, Mùa chim én bay, Lá đỏ, Đất quê ta mênh mông, Cô gái vót chông, Con đường có lá me bay... Một gia tài thật đồ sộ, quý giá. Tôi chợt nghĩ chả biếtthành phố Long Xuyên tỉnh An Giang đãphá cách đặt ngay một con đường nào đó mang tên ông như sự trân trọng, ghi nhận người con tài hoa của mảnh đất này.

Người hát bàiCâu hò trên bến Hiền Lươngcùng thuộc diện hay nhất là hai ca sĩ nổi tiếng Tân Nhân và Thanh Huyền. Nhưng tôi thích Tân Nhân hơn vì theo tôi, bà đã chuyển tải được gần như tuyệt đối nỗi lòng mà các tác giả gửi gắm trong từng lời, từng giai điệu. Còn bởi lẽ Tân Nhân cũng là người trong cuộc "ngày Bắc đêm Nam", một phần đời củanữca sĩ khi đó(nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, chồng bà)đang cách núi cách sông. "Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền/ Nhắn ai xin nhớ câu nguyền/ Qua cơn bão tố vững bền lòng son". Và tôi cứ nghĩ hay là Hoàng Hiệp-Đằng Giao viếtCâu hò trên bến Hiền Lươngchính từ những tiếng lòng giằng xé, tha thiết yêu thương sâu thẳm trong tâm hồn người nữ ca sĩ ấy.

Rất tiếc, bản thu âm giọng Tân Nhân nghe không được chuẩn, vậy chúng ta cùng nghe tiếng hát cũng cực kỳ tha thiết, sâu lắng của nữ ca sĩ, NSND Thanh Huyền.

Nguyễn Thông

Mời bạn nghe clip bài hát Câu hò trên bến Hiền Lương (Nguồn: Baicadicungnamthang.net)

Câu hò bên bờ Hiền Lương
CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG1-Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông vềMắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê.Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòngBỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò.Hò ơ ơ...Thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi ...

Lời bài hát Câu hò trên bến Hiền Lương

1-
Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về
Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê.
Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng
Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò.
Hò ơ ơ...
Thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Nhắn ai luôn giữ câu nguyền
Trong cơn bão tố vững bền lòng son.
Ơi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai
Hay là em bên ấy trong phút giây nhớ nhung trào sôi
Gửi niềm tin cho gió qua mấy câu thiết tha hò ơi...

2-
Trông qua rặng Trường Sơn, miền quê xa khuất chân trời
Mây lặng lờ trôi, mây đen lặng lờ trôi.
Xa xa một đàn chim, xổ mây dang cánh lưng trời
Hỡi chim hãy dừng cho ta gửi đến phương xa vời.
Hò ơ ơ...
Dù cho, dù cho bến cách sông ngăn
Dễ gì chặn được duyên anh với nàng.
Xé mây cho sáng trăng vàng
Khai sông nối bến cho nàng về anh.
Ơi câu hò chiều nay, tôi mang nặng tình ai
Nơi miền quê xa ấy em có nghe thấu cho lòng anh
Tình này ta xây đắp nên thủy chung quyết không hề phai.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những bài hát của một thời cách mạng và kháng chiến: Câu hò trên bến Hiền Lương