Phòng Trưng bày Quốc gia London (Anh) đang tổ chức triển lãm Picasso Portraits. Qua triển lãm, công chúng hâm mộ thấy được danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso thích vẽ chân dung người thân trong gia đình, bạn bè và cả những người tình của ông như thế nào.
Phòng Trưng bày Quốc gia London (Anh) đang tổ chức triển lãmPicasso Portraits. Qua triển lãm, công chúng hâm mộ thấy được danh họa Tây Ban Nha Pablo Picasso thích vẽ chân dung người thân trong gia đình, bạn bè và cả những người tình của ông như thế nào.
Trong thời kỳ đầu cầm cọ, Pablo Picasso (1881-1973) thường vẽ chân dung tự họa. Tuy nhiên, giới nghệ thuật thời điểm đó không đánh giá cao Picasso và không dành cho ông nhiều lời ca ngợi, song Picasso không hề thiếu tự tin và chẳng cảm thấy bi quan. Tất cả đã nhanh chóng thay đổi khi Picasso nổi lên thành nghệ sĩ được biết rộng rãi nhất thế kỷ 20, một thiên tài đặc biệt.
Cuộc đời nghệ sĩ ở Paris
Picasso từng là một đứa trẻ thần đồng. Ông học hỏi được rất nhiều từ người cha của mình, một người dạy vẽ tại một trường nghệ thuật và tinh thông mọi kỹ thuật hội họa.
Năm 1889,Picassocho ra đời bức tranh đầu tiên khi mới 8 tuổi. Danh họa sau đó theo học tại Viện Nghệ thuật Barcelona danh tiếng. Picasso đã nhận được nhiều giải thưởng với các tác phẩm nghệ thuật của mình.
Picasso không ở Tây Ban Nha lâu mà chuyển tới Paris, được coi là trung tâm nghệ thuật thế giới thời điểm đó. Picasso thuê một studio trong quận Montmartre có nhiều nghệ sĩ sinh sống ở Paris. Ở đây, Picasso gặp được nhiều họa sĩ, nhà văn, diễn viên và cả ông chủ phòng tranh đầu tiên và lâu năm của mình, nhà buôn nghệ thuật Daniel-Henry Kahnweiler, người đã quảng bá và bán tác phẩm nghệ thuật của Picasso.
Trong suốt cuộc đời mình, Picasso duy trì tình bạn thân thiết với các nhà buôn nghệ thuật của mình, đặc biệt là Kahnweiler. Năm 1907, sử gia nghệ thuật này đã mở một phòng trưng bày nhỏ ở Paris.
Kahnweiler còn là người mẫu của Picasso trong nhiều bức chân dung trong các thời kỳ sáng tác, với nhiều thay đổi về phong cách, của danh họa. Năm 1910, Picasso đã vẽ chân dung Kahnweiler với trường phái lập thể. Một trong những bức chân dung của Kahnweiler được trưng bày tại triển lãm cùng 130 bức vẽ chân dung khác của Picasso.
Những nàng thơ của danh họa
Picasso khét tiếng là một "bạo chúa nghệ thuật". Ông muốn sở hữu mọi thứ quanh mình, gồm cả người, động vật, kẻ hầu người hạ, những vật dụng trong cuộc sống hàng ngày và có thể đưa bất cứ thứ gì vào nghệ thuật. Ông muốn làm chủ cuộc sống của nhiều người, nhiều vật.
Nhưng cuộc đời không như ông muốn. Nhiều phụ nữ đã tan nát trái tim vì ông. Được biết, người vợ đầu của Picasso, nghệ sĩ múa Olga Khokhlova đã phát điên vì ông.
Sau một loạt mối quan hệ tình ái, chàng họa sĩ Picasso trẻ trung đã gặp nghệ sĩ ballet Nga Olga Khokhlova hồi năm 1917 và sau đó hai người kết hôn. Khokhlova tình nguyện từ bỏ sự nghiệp vì ông. “Nàng thơ” Dora Maar thì mắc chứng trầm cảm nặng. Còn tình nhân Marie-Thérèse Walter đã tự vẫn ở garage trong villa của bà ở Antibes. Người vợ thứ 2 của danh họa, Jaqueline Rocque, đã tự vẫn bằng súng hồi tháng 10/1986.
Françoise Gilot cũng là người phụ nữ duy nhất đã rời bỏ Picasso. Sau mối quan hệ kéo dài 10 năm, bà chuyển tới Paris cùng hai con và nổi lên là một họa sĩ thành công.
Cách đây vài năm, Galot gây xôn xao khi xuất bản cuốn tự truyện kể về cuộc đời bà với Picasso, mô tả quãng đời đó là “thảm họa nhưng rất đẹp”. Một số bức chân dung Picasso vẽ bà cũng được trưng bày trong triển lãm.
Studio của Picasso ngập các bản phác họa chân dung. Ông thích làm việc với những mẫu hình quanh mình, như những thành viên gia đình, vợ và con. Một trong những “nàng thơ” của ông là cô gái Sylvette David 19 tuổi đến từ nước Anh. Cô là người Picasso gặp hồi năm 1954.
“Gục ngã” trước sức lôi cuốn của cô gái tóc vàng này, chỉ trong vòng một tháng Picasso đã cho ra đời 50 bức chân dung, bức vẽ và tác phẩm điêu khắc mô tả cô. Kiểu buộc tóc đuôi ngựa của David “thương hiệu” của cô đã trở thành mốt trong những năm 1950.
Theo TTVH