Nghệ sĩ Việt phải thuộc nằm lòng những quy tắc này nếu không muốn có chuyện không lành xảy ra.
>>Sốt clip Tự Long hát Vợ người ta phiên bản Táo quân 2016
>>Rùng mình vì lợn quái vật 2 miệng, 3 mắt
>>5 clip hot nhất ngày trên Facebook: Bị gái mại dâm lột sạch đồ trong nhà nghỉ
>>Bạn gái xinh như mộng của Hồ Quang Hiếu lộ diện?
>>Xôn xao những động vật mọc thêm bộ phận dị thường
>>Cầm 300 triệu thưởng Tết của chồng và nuốt nước mắt vào trong
Nhìn những nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu hay cống hiến cho khán giả một đêm diễn thành công, họ đã phải bỏ ra nhiều công sức lẫn tâm huyết mà khán giả không thể nào biết được. Bên cạnh việc đầu tư cho chuyên môn và tài năng nghệ thuật thì bất cứ nghệ sĩ nào cũng phải thuộc nằm lòng, khắc cốt ghi tâm những quy tắc cấm kị trước khi lên sân khấu. Tìm hiểu sâu vào vấn đề này, có thể thấy đức tin mà nghệ sĩ dành cho tổ nghiệp là vô cùng lớn và thành tâm.
Ngày giỗ tổ vốn là ngày hàng nghìn anh em nghệ sĩ, tề tựu đông đủ tại một địa điểm đã định trước, cùng dâng hương hoa và lễ vật lên để cúng bái tổ nghiệp bằng sự thành kính hết lòng.
Sự tích về ông Tổ nghệ thuật từ xưa đến nay vốn chỉ là câu chuyện dân gian truyền miệng, chẳng ai kiểm chứng nhưng người nghệ sĩ tuyệt nhiên tin tưởng và một lòng hướng theo. Thế nên trong bất cứ buổi biểu diễn quan trọng nào, việc làm của các nghệ sĩ trước khi lên sân khấu cũng là bày bàn thờ cúng Tổ nghiệp, thắp nén nhang mong ông Tổ phù hộ một đêm diễn thành công, không gặp trở ngại nào.
Bên cạnh đó, có truyền thuyết cho rằng Tổ nghiệp sân khấu vốn là người ăn xin nên các nghệ sĩ cũng kiêng việc bố thí cho ăn mày vì có chung một thần Tổ. Họ có thể mượn tay người khác hoặc mua đồ ăn để cho chứ tuyệt nhiên không bố thí tiền lẻ.
Ngày xưa, mỗi đoàn hát sẽ mang theo rất nhiều rương chứa đồ diễn, phụ kiện và người nghệ sĩ thường ngồi trên chiếc rương này để hóa trang. Nếu trẻ con không may đá vào rương thì y như rằng trong đoàn sẽ có chuyện cãi nhau, đánh lộn trong ngày hôm đó. Thế nên cần phải cẩn thận để tránh hành động trên.
Câu chuyện về Tổ nghiệp còn lưu lại rằng, vì một trong ba vị Tổ, có một vị là trẻ con, nghịch ngợm, hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Thế nên, các nghệ sĩ thường không được mang mía vào phòng thay đồ vì sẽ khiến vị Tổ trẻ con này lao vào ăn mà quên đi đêm diễn của họ. Từ đó sẽ dẫn đến việc nghệ sĩ bị quên lời khi đang trên sân khấu. Ngoài ra, thị cũng là loại hoa quả bị cấm. Mùi hương quyến rũ, nồng nàn của thị sẽ làm người nghệ sĩ sao nhãng, mất tập trung và có một buổi diễn không được như ý.
Ngồi yên lặng khi được trang điểm.
Khi hoàn thành xong một buổi biểu diễn, trống là vật dụng không thể đụng đến. Nhiều người tin rằng trống vốn là một bộ phận trong cơ thể ông Tổ, có thể mượn trống để kiếm cơm, sau khi xong thì phải trả lại cho ông.
>>Choáng với tiền thưởng Tết bèo bọt của Công Vinh, Xuân Bắc >>10 điều cấm kị trong tình yêu cần tránh đầu năm mới >>Clip siêu xe BMW i8 của thiếu gia Hà Nội vỡ nát vì tông vào vỉa hè >>Tiến Đạt nói gì chuyện Hari Won yêu Trấn Thành? >>Những phim ngắn về Tết lấy nước mắt ngàn người
>>Nhạc chế Vợ người ta phiên bản đòi nợ trước Tết