Hiện tại, vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm, nhiều người rất nóng lòng muốn con được tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, mọi sự thận trọng đều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ cũng như tăng hiệu quả của vắc xin.

Những điều lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ

H.V | 15/07/2022, 10:26

Hiện tại, vấn đề tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm, nhiều người rất nóng lòng muốn con được tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, mọi sự thận trọng đều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ cũng như tăng hiệu quả của vắc xin.

Ghi nhớ những điều bố mẹ nên và không nên khi tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi để quá trình tiêm vắc xin diễn ra thuận lợi, an toàn.

Những điều bố mẹ không nên làm

- Khai sai lệch tuổi của trẻ: Theo quy định về tiêm chủng thì trẻ chỉ được tiêm khi đã đủ tuổi, không tiêm cho trẻ dưới tuổi. Lý do là các loại vắc xin đều được thử nghiệm để xác định tính an toàn và hiệu quả theo độ tuổi quy định. Tương tự như vậy, hiện chưa có nghiên cứu nào xác định vắc xin Pfizer đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn và hiệu quả tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, khi đưa trẻ đi tiêm, bố mẹ nên khai đúng tuổi của trẻ. Đừng vì nóng lòng muốn con được tiêm sớm hoặc nghĩ rằng con chỉ thiếu một vài tháng là đủ 5 tuổi nên khai báo sai lệch để con được tiêm. Tiêm vắc xin không đúng tuổi quy định không mang lại hiệu quả phòng bệnh cho trẻ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

444.png
Cần theo dõi cơ thể bé sau tiêm để phương án xử lý kịp thời

- Khai báo thiếu các bệnh lý nền, tiền sử dị ứng của trẻ: Theo quy định của Bộ Y tế có các yếu tố cần quan tâm trong khám sàng lọc trước khi tiêm chủng vắc xin cho trẻ em. Trong đó, phải trì hoãn tiêm đối với trẻ đang mắc các bệnh cấp tính tính, mãn tính tiến triển; thận trọng khi tiêm với những trẻ có tiền sử dị ứng với bất cứ dị nguyên nào, trẻ bị rối loạn tri giác, rối loạn hành vi; phải chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện với trường hợp trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, mạn tính ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, tiết niệu, máu... tim, phổi bất thường, phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào. Đặc biệt, sau khi tiêm mũi 1 hoặc xác định trẻ có phản ứng phản vệ với các thành phần vắc xin phòng COVID-19 thì sẽ chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại.

Do đó, bố mẹ cần nằm rõ tiền sử bệnh của con và khai báo chi tiết để quá trình khám sàng lọc và chỉ định tiêm được an toàn, tránh gây những tác dụng phụ đáng tiếc sau tiêm, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ.

3.png

- Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm: Vì sợ các phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau nhức, mỏi cơ… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên nhiều phụ huynh cho con uống thuốc giảm đau trước khi tiêm. Điều này là không nên. Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) việc dùng thuốc các thuốc này không có tác dụng giảm phản ứng phụ sau tiêm. Ngược lại, có thể làm nặng thêm các triệu chứng hoặc làm giảm tác dụng của vắc xin. Đặc biệt, thuốc giảm đau aspirin không được khuyến cáo cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Những điều bố mẹ nên làm trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin COVID-19

- Tìm hiểu kỹ về chương trình, địa điểm và quy định tiêm ở địa phương: Mỗi địa phương sẽ có quy định về thời gian tiêm cho từng khu vực, quy trình khai báo (phát giấy khai báo trước tại nhà hoặc khai báo tại điểm tiêm) cũng như quy định phòng chống dịch. Vì vậy, bố mẹ nên liên hệ với cán bộ quản lý tại địa phương để đi đúng giờ, tránh tụ tập đông, khai báo đúng quy trình.

- Nói chuyện với trẻ về việc tiêm vắc xin: Nói với trẻ về tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và mọi việc sẽ diễn ra bình thường như khi tiêm các loại vắc xin khác nên trẻ không nên quá lo lắng.

- Cho trẻ ăn no trước khi tiêm: Tránh tiêm phòng khi trẻ đang đói và sau khi tiêm nên chờ 30 phút tại điểm tiêm để theo dõi các phản ứng sau tiêm.

2.jpg
Tùy vào thể trạng của trẻ mà phụ huynh chọn thuốc giảm đau, hạ sốt phù hợp

- Chuẩn bị các loại thuốc giảm đau, hạ sốt: Theo tư vấn của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, vắc xin là một kháng nguyên, khi vào cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, từ đó gây các biểu hiện sốt, đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ…

Trong các phản ứng phụ này thì sốt là biểu hiện bố mẹ dễ nhận thấy qua việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho trẻ. Trong trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.

1.png

Các bố mẹ có thể chọn thuốc hạ sốt Hapacol của Dược Hậu Giang để tiện sử dụng do thuốc được chia sẵn liều lượng theo cân nặng, độ tuổi. Nếu con bạn ở lứa tuổi 11-12 tuổi có thể dùng viên sủi Hapacol 500mg; với trẻ từ 16-25kg có thể chọn loại chứa 250mg paracetamol; chọn loại chứa 325mg paracetamol cho bé 26-32kg. Nếu bé ở độ tuổi từ 33-50kg có thể chọn viên sủi với 500mg paracetamol.

Đặc biệt Hapacol 250 của Dược Hậu Giang còn có mùi cam, vị ngọt và được sản xuất ở dạng bột sủi bọt hoà tan giúp khuếch tán các phân tử thuốc tan nhanh và tăng hiệu quả hạ sốt khi vào cơ thể.

- Theo dõi sức khỏe của sau 3-7 ngày: Các phản ứng phụ thường xuất hiện và hết sau 48 giờ nên bố mẹ nên theo dõi các biểu hiện của trẻ để có những can thiệp kịp thời. Tùy theo cơ địa trẻ có sẽ có những phản ứng nặng nhẹ khác nhau. Nếu trẻ sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt, đi kèm một số triệu chứng như tim đập nhanh, thở dốc, lả người… cần đưa đến cơ sở y tế ngay. Tiếp tục theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ từ 3-7 ngày, khi thấy trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, ăn uống vui chơi bình thường bố mẹ có thể yên tâm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
10 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ