Bạn ở văn phòng và nghe đồng nghiệp đang tán chuyện về những anh chàng 'xăng pha nhớt', nhại lại những câu 'đàn ông đích thực là đàn ông thích đực' và phá lên cười. Bạn nghĩ sao khi chính bạn là một người đồng tính?

Những điều người đồng tính nên làm khi bị kỳ thị

Một Thế Giới | 29/03/2015, 15:25

Bạn ở văn phòng và nghe đồng nghiệp đang tán chuyện về những anh chàng 'xăng pha nhớt', nhại lại những câu 'đàn ông đích thực là đàn ông thích đực' và phá lên cười. Bạn nghĩ sao khi chính bạn là một người đồng tính?

Bạn đang ở giữa đám đông đợi xe buýt, nghe thấy một ai đó kể chuyện tếu lâm về "người Thanh Hóa ăn rau má phá đường tầu". Bạn thấy tức giận hay tủi hờn vì bạn là một người có quê là Thanh Hóa? Bạn đang ở trong lớp học, thấy một sinh viên cùng lớp đang diễn lại dáng đi của một người béo ục ịch, còn xung quanh lũ bạn nghiêng ngả cười. Bạn biết mình là một người "quá khổ" so với "chuẩn mực xã hội", bạn có cảm giác họ đang giễu cợt mình?
Đây là vô vàn những việc đang xảy ra trong cuộc sống, có thể là những câu đối thoại, những mẩu chuyện cười, hay một bài phát biểu thấm đẫm kỳ thị và định kiến với người nông dân, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người đồng tính, người theo đạo hoặc người nhập cư. Bạn sẽ phải đối xử như thế nào? Bạn có nghĩ, "Các cố gắng của mình chắc chẳng thay đổi được thái độ của họ đâu, tốt nhất là làm lơ đi!". 
Lam gi khi bi ky thi, dong tinh, chuyen gioi, LGBT
 Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu những lời nói, thái độ hoặc hành vi kỳ thị sự khác biệt không được kiểm soát nó sẽ làm ô uế không gian sinh tồn của bạn. Quan trọng hơn, khi bạn chấp nhận những định kiến kỳ thị “lặt vặt” hoặc “vô tình” đó, bạn sẽ dễ dàng tiếp tục chấp nhận những hình thức kỳ thị và thậm chí phân biệt đối xử khác. 
Khi bạn lên tiếng bạn có thể không thay đổi được thái độ của người đó, nhưng bạn đã đưa ra một thông điệp rõ ràng. Điều quan trọng là càng có nhiều thông điệp được đưa ra, thì cơ hội để họ thay đổi thái độ và hành vi càng nhiều. Hơn nữa, bạn có quyền làm điều đó, giống như việc bạn không thể cấm họ hút thuốc trong nhà họ, nhưng bạn có thể cấm họ hút thuộc trong nhà bạn vậy. Họ có thể không thay đổi vì sự lên tiếng của bạn, nhưng chắc chắn họ sẽ phải suy nghĩ. Bản chất con người là luôn luôn nhận thức xem những người xung quanh nghĩ gì về mình. 
Như vậy, lên tiếng là cần thiết, nhưng lên tiếng thế nào để hiệu quả? 
Khi nghe một câu châm chọc, một chuyện cười động chạm đến con người bạn, phản xạ tự nhiên đầu tiên đó là sốc, sau đó có thể là bị tổn thương. Trong một số trường hợp, bạn muốn phản công lại người đó. 
Tuy nhiên, nên nhớ phản công lại người đó bằng cách họ tấn công bạn thường là cách ít hiệu quả nhất. Nó có thể làm cho bạn thỏa mãn nhất thời, nhưng sau đó bạn có cảm giác mình đã tự hạ thấp mình xuống bằng kẻ đó. Hơn nữa, bằng cách phản công lại như vậy, bạn có thể làm đối phương nghĩ bạn cũng tầm thường, không đáng phải tôn trọng. Tệ hại hơn, xung đột có thể leo thang dẫn đến những mức độ xỉ nhục mới, thậm chí “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”!
Ngược lại, khi bạn không cười, không hưởng ứng, và không phản công lại trò trêu chọc đó thì sẽ làm cho họ ngạc nhiên, thậm chí bối rối, và bạn sẽ là người kiểm soát được tình hình. Nếu đó là một người bạn biết, bạn nên gặp riêng họ và nói rõ ràng về cảm xúc của bạn. Có thể hỏi họ có ý đó không, và nói trực tiếp là bạn đã bị tổn thương thế nào vì trò đùa cợt của họ. Nên nhớ, bạn nói trực tiếp về cảm xúc của mình, hơn là một câu chung chung mang tính trìu tượng. Khi đó, họ sẽ không thể chối bỏ được vì bạn nói về cảm xúc của bạn. Nếu họ vẫn chối cãi, hoặc họ vẫn muốn giữ quan điểm của họ, bạn vẫn đã làm một việc đúng, đó là cố gắng hết sức của mình, và một thông điệp đã được đưa ra cho họ biết. 
Lam gi khi bi ky thi, dong tinh, chuyen gioi, LGBT
 Ảnh minh họa
Trong các sự kiện công cộng, khi một ai đó phát biểu mang tính kỳ thị thì liệu bạn có nên phản ứng ngay không? Các nhà tâm lý học cho rằng, nếu bị phê phán trước đám đông, con người sẽ phản ứng lại gay gắt để giữ thể diện. Đa số mọi người không phản ứng tốt trước đám đông bằng những cuộc họp riêng. Chính vì vậy, bạn có thể không đạt được mục đích của mình, hoặc thậm chí gây thêm chia rẽ về sau. Bạn nên tìm gặp họ riêng sau bài phát biểu và chia sẻ trực tiếp với họ. Nhiều người có thể không nhận ra lời nói, câu đùa của họ làm người khác tổn thương. Chính vì vậy, nhiều khi bạn nên lĩnh vai trò là “người truyền đạo” hơn là “cảnh sát” để lan tỏa giá trị bình đẳng và tôn trọng sự khác biệt. 
Còn trong trường hợp người “pha trò” là sếp bạn thì sao? Tất nhiên, việc phản hồi cho sếp không phải dễ dàng gì. Bạn có thể nói trực tiếp với sếp hoặc dựa vào chính sách hoặc quy trình sẵn có của cơ quan (ví dụ như công đoàn hoặc Ban chuyên trách xử lý các vấn đề về phân biệt đối xử). Cách thức đầu thì an toàn hơn, vì nhiều khi sếp của bạn cũng không ý thức được hậu quả của các truyện tếu lâm lên bạn. Quan trọng là chia sẻ rõ ràng, và chân thành. Trong trường hợp tiếp xúc cá nhân không giải quyết được, bạn nên nghiên cứu rõ chính sách của công ty và luật pháp liên quan, trước khi sử dụng các cơ chế chính thức. 
“Con người là sản phẩm của xã hội”, đặc biệt khi liên quan đến giá trị, chuẩn mực và thái độ đối với sự khác biệt. Họ được học, trước tiên trong gia đình, sau đó là ở nhà trường và xã hội. Để con bạn không bị định kiến kì thị vì nó là nó, có lẽ bạn nên dậy cho con bạn cảm nhận được vẻ đẹp của sự đa dạng, ý thức tôn trọng sự khác biệt về màu da, sắc tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tuổi tác, tình trạng cơ thể, giới tính, vùng miền, xu hướng tính dục và bản dạng giới. Ai cũng làm như vậy, một môi trường sống nhân văn hơn sẽ được tạo dựng cho con bạn, và cho tất cả mọi người. 
Lan Anh (Theo DN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điều người đồng tính nên làm khi bị kỳ thị