Nhiều bà nội trợ rất bực mình khi mua thực phẩm một thời gian ngắn đã bị mọc mầm. Do tiếc vì bị bỏ phí nên đã tận dụng những thực phẩm này nấu ăn mà không biết rằng nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Những loại củ mọc mầm không nên ăn

20/02/2019, 13:51

Nhiều bà nội trợ rất bực mình khi mua thực phẩm một thời gian ngắn đã bị mọc mầm. Do tiếc vì bị bỏ phí nên đã tận dụng những thực phẩm này nấu ăn mà không biết rằng nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi bị trúng độc, người bệnh có biểu hiện đau bụng, nôn mửa.. - Ảnh: Internet

Khoai tây

Trong mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.

Chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm khi bị trúng độc, người bệnh có biểu hiện đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Các chuyên gia khuyên, khi chọn mua khoai tây, nên mua những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon. Tuyệt đối không được mua những củ khoai tây kém tươi, bị mọc mầm xanh.

Khoai môn

Thực tế cho thấy, bản chất khoai môn là loại củ đã mọc mầm, chỉ là khi sử dụng người ta cắt bỏ phần thân và lá. Nhưng nếu lại mọc mầm lần nữa thì các chất dinh dưỡng trong nó ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, chưa nói đến hương vị cũng đã biến chất.

Gừng, nghệ

Là những gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tuyệt đối không được ăn những loại gia vị này khi chúng đã mọc mầm hoặc có dấu hiệu héo hay hư hỏng. Khi gừng bị nẫu, mọc mầm cho dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng vì nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, một loại độc tố gây tổn thương cho gan.

Khoai lang

Đối với những củ khoai lang đã mọc mầm có chứa hàm lượng glycoalkaloid rất lớn. Nếu chúng ta ăn phải những củ khoai lang mọc mầm hệ thần kinh sẽ bị ảnh hưởng bởi những chất độc hại có trong mầm khoai sẽ tấn công hệ thần kinh.

Tuy không quá nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng trong khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì có chứa độc tố. Những độc tố này có thể gây nôn mửa, khiến người bệnh đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, bạn hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi hãy sử dụng.

Lạc

Thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Aflotoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, rang ở nhiệt độ tới 1.500C trong nửa giờ, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá huỷ hoàn toàn. Ăn phải vẫn rất nguy hiểm.

Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn.

Hành mọc mầm sẽ mất vị thơm

Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố.

Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, mọi người cũng không nên ăn hành khi đã mọc mầm.

Hà Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
FPT, Vinaconex 'đau đầu' về giải phóng mặt bằng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Tại hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, đại diện Vinaconex, FPT cho biết còn nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những loại củ mọc mầm không nên ăn