“Cả Thủ tướng lẫn đoàn rất vất vả, 7h20 đã phải rời đi đến nơi họp, tức phải dậy trước đó ít nhất 60 phút trong khi đêm lệch giờ, 4h đã thức, chỉ ngủ hai tiếng là nhiều. Thủ tướng vừa ăn sáng vừa trao đổi và trả lời câu hỏi của lãnh đạo các tập đoàn. Toàn hỏi khó. 30 người tham dự. Xong cuộc này lại vội vàng sang phiên toàn thể của WEF nơi Thủ tướng là một trong các diễn giả chính. Hôm nay là một ngày dài liên tục các phiên họp và gặp song phương cho tới 22h10. Làm được Thủ tướng trước tiên phải

Những ngày bận rộn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos

Vneconomy | 20/01/2017, 12:52

“Cả Thủ tướng lẫn đoàn rất vất vả, 7h20 đã phải rời đi đến nơi họp, tức phải dậy trước đó ít nhất 60 phút trong khi đêm lệch giờ, 4h đã thức, chỉ ngủ hai tiếng là nhiều. Thủ tướng vừa ăn sáng vừa trao đổi và trả lời câu hỏi của lãnh đạo các tập đoàn. Toàn hỏi khó. 30 người tham dự. Xong cuộc này lại vội vàng sang phiên toàn thể của WEF nơi Thủ tướng là một trong các diễn giả chính. Hôm nay là một ngày dài liên tục các phiên họp và gặp song phương cho tới 22h10. Làm được Thủ tướng trước tiên phải

Trên trang mạng cá nhân, Đại sứ Vũ Quang Minh - Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao - đã chia sẻ vắn tắt như trên về chương trình làm việc trong ngày 19.1 (giờ địa phương) của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ.

Đặt chân tới Thụy Sĩ, Thủ tướng và phái đoàn Việt Nam có một lịch làm việc dày đặc các hoạt động cho tới ngày 21.1 tới, bao gồm hàng loạt phiên họp toàn thể tại WEFcũng như các cuộc tiếp xúc song phương.

“Chuyển dần động lực tăng trưởng”

Đầu giờ sáng 19.1, Thủ tướng gặp gỡ, đối thoại với các tập đoàn thành viên WEF trong lĩnh vực công nghệ thông tin và một số lĩnh vực liên quan.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ tường thuật, tại đây, Thủ tướng nhận xét cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi diện mạo thế giới, cũng như phương thức chúng ta sống và làm việc. Tại Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển bùng nổ và từng bước “thông minh hóa” nhiều lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục…

Trong 10 năm qua, Việt Nam là một trong những thị trường công nghệ thông tin, viễn thông tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Khoảng 60% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi hiện có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới, khoảng 52% dân số sử dụng Internet.

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu điện thoại, máy vi tính, máy ảnh và các loại linh kiện của Việt Nam đạt hơn 55 tỷ USD. Việt Nam nằm trong top 10 khu vực châu Á-Thái Bình Dương và top 30 thế giới về gia công phần mềm.

“Chúng tôi đang phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam sẽ nằm trong top 10 thế giới về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, Thủ tướng nêu rõ và cho biết, một trong những chương trình ưu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017 mà Việt Nam đăng cai là tăng cường năng lực cạnh tranh trong kỷ nguyên số.

Ông nói, Việt Nam quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động phục vụ người dân, doanh nghiệp. Phấn đấu năm 2017 sẽ đạt các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường kinh doanh thuận lợi bằng mức trung bình của 4 nước hàng đầu ASEAN (ASEAN-4).

Ông hoan nghênh các tập đoàn nước ngoài đến với Việt Nam cùng hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích, cùng thịnh vượng và đã có cuộc trao đổi, giải đáp một cách cởi mở các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm.

“Chúng tôi phấn đấu chuyển dần động lực tăng trưởng kinh tế sang các ngành có giá trị gia tăng cao, sử dụng nhiều công nghệ và lao động chất lượng cao”, Thủ tướng nói.

“Việt Nam chủ trương mở cửa bầu trời”

Tại cuộc gặp trên, ông Jim Baber, Chủ tịch UPS International nêu, dù Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có được thông qua hay không thì doanh nghiệp của ông vẫn hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách hệ thống hải quan, thuận lợi hóa thương mại theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

“Công ty tôi có đội bay lớn thứ 8 thế giới nhưng chúng tôi chưa có cơ hội bay tại Việt Nam do những quy định về hải quan. Hy vọng rằng với những thay đổi và cải cách của Việt Nam thì chúng tôi sẽ được đưa các máy bay của mình vào Việt Nam và thuê các phi công Việt Nam cho các đội bay của mình”, ông nói, theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Về vấn đề này, Thủ tướng trả lời, Việt Nam có chủ trương mở cửa bầu trời. “Chúng tôi sẵn sàng nghe để giải quyết thủ tục của ông để ông có thể liên kết với Việt Nam nhằm đưa máy bay của ông vào Việt Nam như một số nước”.

Dù TPP ra sao đi nữa thì theo Thủ tướng, Việt Nam vẫn thực hiện chủ trương tự do hóa thương mại, tiếp tục cải cách hải quan, nhất là áp dụng hải quan điện tử rất tiến bộ trong thời gian gần đây.

Trước câu hỏi của ông Yorihiko Kojima, Chủ tịch Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) về ngành lợi thế ưu tiên nào khác mà Việt Nam quan tâm, Thủ tướng chỉ định Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời.

Theo Bộ trưởng, Việt Nam có tài nguyên đa dạng về thổ nhưỡng, khí hậu để có thể phát triển một ngành nông nghiệp đa dạng có thể hội nhập. Hiện nông sản Việt Nam không chỉ nuôi sống 92 triệu người dân mà còn đang xuất khẩu 30-32 tỉ USD đi 180 nước trên thế giới.

Nếu khai thác tốt tiềm năng lợi thế theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, coi nông nghiệp công nghệ cao là đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp, thì giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể tăng gấp nhiều lần con số 32 tỉ USD.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường mong muốn, Mitsubishi cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

Đề nghị Alibaba tìm cơ hội với start-up Việt Nam

Cũng trong sáng 19.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo, Chủ tịch Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) Jack Ma.

Tại buổi tiếp Chủ tịch WB Jim Yong Kim, Thủ tướng đánh giá cao vai trò và đóng góp quan trọng của WB trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam; cảm ơn WB tích cực ủng hộ Việt Nam hưởng cơ chế chuyển tiếp tốt nghiệp vốn vay ưu đãi phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong kỳ IDA 18 (năm 2018-2021); mời Chủ tịch WB dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo, Thủ tướng khẳng định Việt Nam coi trọng vai trò của hệ thống thương mại đa phương với nòng cốt là WTO; thông báo Việt Nam đã phê chuẩn nghị định thư sửa đổi hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).

Thủ tướng cũng đề nghị WTO hỗ trợ Việt Nam đào tạo, nâng cao năng lực trong triển khai các hiệp định của WTO, đàm phán thương mại, xử lý tranh chấp.

Tiếp Chủ tịch Alibaba Jack Ma, Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc những năm gần đây tiếp tục phát triển tích cực; khẳng định Chính phủ hai nước luôn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh doanh, đầu tư trong những lĩnh vực hai nước cùng có lợi.

Đánh giá cao Alibaba và cá nhân ông Jack Ma là tấm gương sáng về khởi nghiệp cho các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị ông tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp với các doanh nghiệp Việt Nam.

Chủ tịch Alibaba đánh giá, Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng với dân số trẻ, và cho biết tập đoàn này đang xây dựng kế hoạch hợp tác với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực công nghệ số.

“Thể chế rất quan trọng”

Trước đó, vào chiều 18/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với các tập đoàn thành viên WEF trong lĩnh vực tài chính với sự tham dự của Giám đốc Điều hành WEF Philipp Roesler.

Tại đây, ông đã nêu bật các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội và nỗ lực cải cách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong năm vừa qua.

Theo đó, năm 2016, Việt Nam tiếp tục là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu thế giới, GDP tăng trưởng hơn 6,21%; GDP bình quân đầu người gần 2.300 USD, và tính theo sức mua tương đương thì GDP bình quân đầu người đạt khoảng 6.500 USD.

Số lượng doanh nghiệp mới đạt kỷ lục với trên 110.000 doanh nghiệp mới được thành lập và đã có hơn 22.000 dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn trên 300 tỷ USD của 100 quốc gia. Một điển hình như quỹ VinaCapital từ 10 triệu USD cách đây 13 năm thì đến nay đã có 3 tỷ USD.

Bày tỏ sự quan tâm đến 12 trụ cột về năng lực cạnh tranh toàn cầu mà WEF sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Thủ tướng mong muốn chào đón nhóm chuyên gia soạn thảo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF đến Việt Nam để tăng cường trao đổi thông tin và hiểu biết lẫn nhau giữa WEF và Việt Nam kỹ hơn.

“Trong 12 trụ cột về năng lực cạnh tranh này thì chúng tôi cho rằng thể chế rất quan trọng. Chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam tập trung mọi nguồn lực, khả năng để xử lý vấn đề thể chế theo thông lệ quốc tế và theo kinh tế thị trường, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt tài chính ngân hàng, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, xử lý tranh chấp…”, Thủ tướng nói.

Khẳng định đóng góp rất lớn của dòng vốn FDI đối với Việt Nam, chiếm trên 20% GDP, Thủ tướng cũng cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lợi nhuận cao như bia, sữa… Đặc biệt là nới room nắm giữ cổ phần cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư.

Ông nhấn mạnh, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế một cách thực chất, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế, đặc biệt là triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã ký; hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế hưởng ứng và tích cực tham dự các hoạt động của Năm APEC 2017 tại Việt Nam…

Phát biểu tại cuộc đối thoại, Giám đốc Điều hành WEF Philipp Roesler bày tỏ vui mừng về việc WEF đã ký thỏa thuận hợp tác theo mô hình PPP với quốc gia đầu tiên là Việt Nam.

“Qua thỏa thuận đối tác này thì WEF sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong tất cả các ngành cần thiết để đưa Việt Nam vào kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, ông Philipp Roesler nói.

TheoVnEconomy

Bài liên quan
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những ngày bận rộn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Davos