Phán quyết của Tòa tối cao Mỹ về hôn nhân đồng tính đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ cho phong trào xóa bỏ mọi khác biệt về giới tính trên thế giới, với hình ảnh lá cờ cầu vồng 6 màu xuất hiện khắp mọi nơi.
Nhưng Mỹ chỉ là quốc gia thứ 22 công nhận sự hợp pháp của hôn nhân đồng tính. Nói đến cột mốc lịch sử thì không thể không nhắc đến chữ ký của cựu nữ hoàng Beatrix của Hà Lan.
"Tôi có thể che giấu, kiềm nén rồi cả đời không hạnh phúc. Tôi cũng có thể xây dựng mối quan hệ với người khác giới trong khi vẫn duy trì bí mật mối quan hệ đồng tính. Nhưng tôi tự nhủ nếu muốn làm một chính trị gia, thành thật trong chính trị thì bạn phải thành thật với bản thân và phải chấp nhận con người vốn có của bạn"
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đã bộc bạch trước ngày tổ chức đám cưới với bạn trai lâu năm Gauthier Desteny vào tháng 5 vừa qua
Đúng 15 năm sau ngày nữ hoàng Beatrix của Hà Lan đặt bút ký vào dự thảo hôn nhân đồng tính đầu tiên của thế giới, nước Mỹ mới trở thành thành viên của "hiệp hội 22 các quốc gia" cho phép chuyện này. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những bước tiến tạm gọi là 5 năm trong hành trình của những người đấu tranh cho sự bình đẳng hôn nhân: năm 2000 là Hà Lan, năm 2005 là Canada và năm 2010 là Iceland. Và dấu ấn đến từ 3 quốc gia này được tạo nên bởi những người phụ nữ đặc biệt.
Người đứng sau
Hơn 1 thế kỷ trôi qua, vương quốc hoa tulip Hà Lan nằm dưới sự trị vì của 2 bà hoàng và phải đợi đến năm 2013 thì nữ hoàng Beatrix mới thoái vị, truyền ngôi lại cho thế hệ trẻ là vua Willem - Alexander. Năm 2000, câu chuyện lá cờ 6 màu ghi lại dấu ấn tên tuổi của bà. Tuy nhiên, người dân Hà Lan hiện đang quan tâm đến sự chuyển giao quyền lực đúng lúc của người mang tước hiệu công chúa sau 33 năm ngồi ngai vàng.
Một người phụ nữ nữa ghi tên mình vào lịch sử - đó là Chánh án Tòa án tối cao Canada Beverley McLachlin. Chỉ vài giờ sau khi Dự thảo hôn nhân dân sự được Thượng viện Canada thông qua, bà đã ký tên vào đó dù vấp phải sự chống đối của phe bảo thủ và các lãnh đạo tôn giáo.
Đó là năm 2005. Bà là người phụ nữ đầu tiên giữ trọng trách này và cho đến nay là vị chánh án có thời gian tại vị lâu nhất của Canada. Bà cũng là người khiến cho bà thẩm phán trứ danh của Tòa án tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg phải "ganh tị" khi nói đến những đột phá lớn trong bình quyền nam nữ tại hai cơ quan tư pháp quyền lực nhất Bắc Mỹ. Đại diện cho phái nữ trong Tòa án tối cao Mỹ (9 thành viên) chỉ có 3 gương mặt là bà Ginsburg (từ năm 1993) và 2 nữ thẩm phán được đề cử dưới thời Tổng thống Barack Obama - Sonia Sotomayor (2009) và Elena Kagan (2010). Trong khi đó, đất nước láng giềng Canada tự hào có tới 4 nữ thẩm phán tại tòa án tối cao (cũng 9 thành viên) và hơn thế, một trong số đó giữ chức chánh án.
Sở hữu nhiều thành tích đáng nể nhưng điều khiến bà McLachlin tự hào nhất là trở thành tấm gương cho trẻ em ở đất nước lá phong. Bà cho biết, mỗi năm, cứ đến ngày Quốc khánh 1.7 là bà lại xúc động bởi cách mà các bậc cha mẹ đưa con đến tòa để giới thiệu bà với lũ trẻ. “Họ muốn cho con cái của họ biết rằng Canada có một vị chánh án và đó là phụ nữ. Điều này cho thấy khát vọng mãnh liệt của các bậc phụ huynh và ước mơ lấp lánh trong đôi mắt của những đứa trẻ, rằng sự thật là đất nước này không tồn tại những ranh giới liên quan đến giới tính”, bà thẩm phán 71 tuổi tâm sự.
|
Beverley McLachlin - Ảnh: Bloomberg |
Phải đến khi bước chân vào Trường đại học Alberta cho chuyên ngành triết học, McLachlin mới tìm thấy tình yêu đích thực đối với ngành luật khi gặp thầy hiệu trưởng. Ông là người khuyến khích bà theo đuổi ngành học mới mẻ với phụ nữ và cũng là bệ phóng đưa bà đến tầm cao mà bà cho rằng “hoàn toàn kỳ diệu” vì thời đó không có phụ nữ nào hành nghề luật sư ở Canada.
|
Nữ hoàng Beatrix - Ảnh: AFPNữ hoàng Beatrix - Ảnh: AFP |
Người công khai
Năm 2010 chứng kiến ngôi sao Bắc Âu nổi lên trên bản đồ hôn nhân đồng tính của thế giới khi Iceland đón nhận nữ Thủ tướng Johanna Sigurdardottir. Bà là nguyên thủ đầu tiên trên thế giới công khai đồng tính và khi hôn nhân đồng giới được pháp hóa vào tháng 6 năm đó, bà là một trong những người đầu tiên “hưởng lợi”. Sigurdardottir và người yêu từ năm 2002 - nhà biên kịch Jónína Leósdóttir chính thức kết hôn. Cũng năm đó, bà ra lệnh đóng cửa tất cả các câu lạc bộ thoát y cũng như những hình thức giải trí người lớn khác nhằm tạo nên một bước chuyển đồng bộ trong việc đẩy mạnh nữ quyền.
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đã bộc bạch trước ngày tổ chức đám cưới với bạn trai lâu năm Gauthier Desteny vào tháng 5 vừa qua
|
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel |
Sigurdardottir, 72 tuổi và Leósdóttir, 61 tuổi đều là những người phụ nữ từng trải qua hôn nhân đổ vỡ và đều là những bà mẹ đơn thân trước khi đến với nhau.
Nhiều người cho rằng bà Sigurdardottir (là thành viên lâu năm nhất của quốc hội Iceland trước khi chia tay chính trị năm 2013) may mắn khi sống ở Iceland bởi đất nước này, từ sau khi giành độc lập khỏi Đan Mạch, được xem là vùng đất của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính (LGBT).
Iceland đã bãi bỏ luật kỳ thị người đồng tính năm 1940 rồi cho phép các cặp đôi đồng tính được chung sống với tư cách là mối quan hệ dân sự năm 1996, và 1 thập niên sau cho phép họ nhận con nuôi trước khi đạt được cột mốc năm 2010.
Theo Nguyệt Hàn (TNO)