Ở những vùng đất này phụ nữ được đặc quyền tình một đêm với bất kỳ người đàn ông nào nếu cả hai có cảm tình “say nắng” nhau.
"Vương quốc" phụ nữ được đặc quyền tình một đêm
Bộ tộc Mosuo là một nhóm nhỏ dân tộc thiểu số sống quanh hồ Lugu tại tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Với họ, phụ nữ có vai trò "đầu tàu", dẫn dắt toàn bộ bộ tộc suốt hơn 2.000 năm qua. Những phụ nữ của bộ tộc có đặc quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào họ muốn và họ không tin vào kiểu mẫu gia đình truyền thống một vợ một chồng.
Phụ nữ Mosuo được phép có nhiều bạn tình cùng một lúc và có thể chia tay bất cứ khi nào họ muốn. |
Vào độ tuổi 13, các bé gái sẽ trở thành phụ nữ và được phép ở phòng riêng tại nhà mẹ đẻ và có thể mời bất cứ chàng trai nào mình thích tới nhà. Tuy nhiên, chàng trai chỉ được phép tới vào ban đêm và rời đi trước bình minh. Tất cả các mối liên lạc được giữ riêng tư và cấm đề cập trước mặt mọi người.
Trong ngôn ngữ của bộ tộc Mosuo, không có từ nào mang ý nghĩa “chồng” hoặc “bố” và khái niệm “con ngoài giá thú”. |
Trong gia đình, phụ nữ đóng vai trò trụ cột, người phụ nữ lớn tuổi nhất sẽ nắm giữ quyền lực cao nhất, quyết định số mệnh của tất cả những người sống trong nhà – từ tiền bạc đến công việc của mỗi thành viên. Mỗi khi có sự kiện giao lưu, người Mosuo sẽ cùng nhau nhảy và các cô gái sau đó sẽ chọn ra một chàng trai để kết bạn một đêm, một năm hoặc cả đời.
Vì không có hôn nhân nên người Mosuo không có khái niệm "ly dị" hay "ly thân". Từ sau thập niên 1970, với sự giúp đỡ của chính phủ, bộ tộc Mosuo đã dần thay đổi. Chế độ một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ ở đây hiện đã có quan hệ gắn bó với một người đàn ông duy nhất.
“Vương quốc đàn bà” bí ẩn
Nằm ở phía đông bắc Meghalaya, Ấn Độ, Mawlynnong là nơi sinh sống của bộ tộc Khasi. Nó không chỉ được biết đến là một trong những ngôi làng sạch nhất châu Á mà còn là nơi quyền lực thuộc về những người phụ nữmảnh mai, xinh đẹp.
Các cô bé ở Mawlynnong có một tuổi thơ yên bình, an toàn và khá hạnh phúc |
Ngôi làng được coi là "thánh địa" an toàn cho các bé gái khi mà tình trạng trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ diễn ra rất gay gắt. |
Ngôi làng được coi là "thánh địa" an toàn cho các bé gái khi mà tình trạng trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ diễn ra rất gay gắt. Những cô bé trong làng được học tại trường làng cho đến 11 - 12 tuổi. Sau đó họ sẽ đến Shillong - thủ phủ của Meghalaya để tiếp tục học lên cao. Khi tốt nghiệp cấp 3, các bé gái sẽ được tự quyết định có muốn học lên đại học hay quay trở về làng. 5% số người trong làng biết chữ và hầu hết người dân có thể giao tiếp với khách du lịch bằng tiếng Anh.
Với chế độ mẫu hệ, đàn ông trong làng phải làm việc 6 ngày trong tuần, chủ yếu làm nông. Họ phải chuyển đến sống với bố mẹ vợ sau khi kết hôn và phụ thuộc vào vợ mình. Kiểu hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” không tồn tại trong cuộc sống của những cô gái ở ngôi làng này.
"Vương quốc" người đẹp mời gọi đàn ông độc thân
Thị trấn Noiva do Cordeiro, đông nam Brazil, có dân số 600 người, hầu hết là nữ giới và nổi tiếng vì có nhiều phụ nữ đẹp. Tại đây, phụ nữ buộc phải tự gánh vác công việc của thị trấn, do sự thiếu vắng đàn ông. Tình hình khiến một số cô gái kêu gọi đàn ông độc thân tới sống.
Những phụ nữ trên cánh đồng ở thị trấn Noiva do Cordeiro, Brazil. |
Nelma Fernandes, 23 tuổi than rằng: "Ở đây, những người đàn ông mà các cô gái độc thân chúng tôi gặp đều đã kết hôn, hoặc có quan hệ họ hàng. Mọi người đều là anh em họ. Lâu lắm rồi tôi không hôn một người đàn ông. Chúng tôi đều mơ được yêu và kết hôn". Tuy nhiên cô và các bạn gái thích sống ở đây, không muốn rời thị trấn để tìm chồng. Họ mong muốn sẽ có những chàng trai sẵn lòng đến sinh sống ở đây và làm theo điều họ nói, sống theo luật của họ.
Noiva do Cordeiro, nghĩa là Cô dâu của Cừu, thị trấn được thành lập bởi bà Maria Senhorinha de Lima sau khi bà bị coi là ngoại tình, phải bỏ nhà và giáo hội ra đi năm 1891.
Trong thị trấn, phụ nữ gánh vác hầu hết trách nhiệm của cộng đồng, bao gồm cả các vấn đề quy hoạch và tôn giáo. Họ cũng cho rằng có rất nhiều điều phụ nữ làm tốt hơn đàn ông khi mà thị trấn của họ xinh đẹp hơn, có tổ chức và hòa hợp hơn so với khi đàn ông đảm đương. Khi có những vấn đề hoặc tranh chấp xảy ra, họ giải quyết theo cách của phụ nữ, cố gắng tìm sự đồng thuận.
Người dân ở đây chia sẻ với nhau mọi thứ, kể cả mảnh đất họ cày cấy.
Một số thành viên trong thị trấn đã kết hôn nhưng tất cả ông chồng và con trai trên 18 tuổi đều làm việc xa nhà, chỉ được phép về vào cuối tuần. Điều đó có nghĩa là phái yếu thống trị toàn bộ thị trấn nhỏ và họ đảm đương mọi công việc, từ đồng áng tới chính trị, thậm chí cả tôn giáo.
Một số phụ nữ trong thị trấn lo ngại việc những người đàn ông đổ vào đây có thể phá vỡ phong cách sống đặc biệt của họ.
LD(th)/Báo Gia đình & Xã hội