Bên cạnh một số bà nội trợ biết cách tiêu dùng thông minh thì có không ít bà nội trợ chưa nắm được các kiến thức cơ bản của vai trò “kế toán viên” trong gia đình. Do đó, một số bà nội trợ thường xuyên mắc phải những sai lầm trong chi tiêu dẫn đến tình trạng “thiếu trước hụt sau.”

Những sai lầm mà bà nội trợ thường gặp trong chi tiêu gia đình

Một Thế Giới | 11/05/2015, 14:03

Bên cạnh một số bà nội trợ biết cách tiêu dùng thông minh thì có không ít bà nội trợ chưa nắm được các kiến thức cơ bản của vai trò “kế toán viên” trong gia đình. Do đó, một số bà nội trợ thường xuyên mắc phải những sai lầm trong chi tiêu dẫn đến tình trạng “thiếu trước hụt sau.”

Xem thường việc ghi chép lại các khoản chi tiêu
Rất nhiều bà nội trợ cho rằng việc ghi chép lại các khoản chi tiêu không thực sự cần thiết bởi nó tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi việc ghi chép là bước quan trọng để trở thành một “kế toán viên” giỏi.
Nếu bạn chưa bao giờ dành thời gian cho việc ghi chép thì ngay bây giờ bạn nên ngồi xuống và ghi chép các khoản đã chi trong hôm nay.
Bạn nên ghi các khoản chi tiêu đó vào cuốn sổ nhỏ để theo dõi ngân sách gia đình và đối chiếu với các tháng khác. Bạn cần phải biết chính xác tiền của mình tiêu như thế nào và đã hợp lý hay chưa. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần ước tính thay vì ghi chép lại thì việc đó hoàn toàn sai lầm bởi thường thì mức chi bao giờ cũng lớn hơn chi phí mà bạn nghĩ.
Sau đó, bạn có thể tự mình đánh giá xem việc chi tiêu của gia đình đã hợp lý hay chưa, khoản chi tiêu nào là cần thiết và khoản nào không cần thiết. Từ việc đối chiếu này, bạn có thể đề ra cho mình một biện pháp chi tiêu hợp lý.
Nhung sai lam ma ba noi tro thuong gap trong chi tieu gia dinh-hinh-anh-1
Thay vì tự ước chừng số tiền chi tiêu thì bạn nên lấy ngay một cuốn sổ và ghi chép các khoản chi tiêu của gia đình (Ảnh: TL) 
Chuyên gia tài chính cá nhân Barry Choi của Toronto (Canada) từng khuyên các cá nhân nên ghi chép lại các khoản chi tiêu để lập ngân sách: “Trước khi lập ngân sách, bạn nên theo dõi chi tiêu của cá nhân 1-2 tháng. Hãy ghi chép và lập danh sách mọi thứ đã chi tiêu. Bằng cách này, bạn có thể biết được tiền của mình đã đi đâu và lập được một ngân sách thiết thực nhất.”
Như vậy, nếu không muốn tài chính gia đình bạn phải “thiếu trước hụt sau” thì các bà nội trợ cần phải dành thời gian và tâm sức cho việc ghi chép nhỏ nhặt. Nói miệng thôi chưa đủ, bạn cần phải bắt tay vào thực hiện bước này ngay bây giờ.
Chi tiêu bốc đồng, thiếu kiểm soát
Nguồn gốc của việc chi tiêu thâm hụt tài chính của gia đình một phần là do thói quen chi tiêu quá tay của các bà nội trợ. Khi buồn chán, bạn chọn cho mình việc đi mua sắm để giải tỏa. Tuy nhiên, bạn không biết rằng đó chính là thời điểm bạn rất dễ mua những thứ không thực sự cần thiết.
Nhà hàng xóm mới có một chiếc ti vi mới và bạn cũng muốn có một chiếc y như vậy. Vì thế, bạn quyết định mua một chiếc ti vi mới trong khi chiếc ti vi cũ vẫn hoạt động bình thường. Bạn thích một bộ đầm đẹp và “rước” ngay em nó về nhà trong khi tủ quần áo đã xếp đầy trong tủ và có những bộ chưa mặc tới bao giờ…
Nhung sai lam ma ba noi tro thuong gap trong chi tieu gia dinh-hinh-anh-2
 
Việc sắm đồ này không có gì là sai nhưng bạn nên xem lại những thứ đồ đó có thực sự cần thiết hay không. Trước khi quyết định mua bạn nên cân nhắc xem vấn đề tài chính của gia đình đang ở mức nào. Bạn hào phóng “ rót” tiền vào những món đồ ưa thích trong khi vợ chồng vẫn ở nhà thuê ? 
Nếu rơi tình trạng như trên thì bạn cần phải xem lại vai trò “kế toán viên” của gia đình có phù hợp với bạn hay chưa. Bạn hãy nghĩ đến giá cả, nghĩ đến những khoản phải đóng góp hàng tháng và tiền lương của 2 vợ chồng. Nhu cầu giải trí và làm đẹp cũng cần thiết nhưng nên theo nguyên tắc và có ranh giới nhất định.
Lãng phí quá nhiều tiền cho vẻ ngoài của con
Thay vì mua sữa tốt hay thức ăn bổ dưỡng của con thì một số bà nội trợ lại chỉ chăm chăm chú trọng vào vẻ ngoài của con để khoe với bạn bè. Bạn bỏ ra một số tiền lớn để mua cho con những bộ hàng hiệu, những phụ kiện đẹp mắt trong khi tủ đồ của con đã chật ních. Bạn sắm cho con những bộ đồ chơi “khủng” để chứng tỏ với hàng xóm trong khi tiền lương của 2 vợ chồng khá eo hẹp.
Bạn không ngần ngại bỏ ra một số tiền lớn để tổ chức một buổi lễ sinh nhật thật hoành tráng để con bằng bạn bằng bè.
Tuy nhiên, bạn nên xem lại việc chi quá nhiều tiền để chăm chút vào vẻ ngoài hay những bộ đồ chơi đời mới có thực sự cần thiết hay không ?
Nhung sai lam ma ba noi tro thuong gap trong chi tieu gia dinh-hinh-anh-3
Bạn chỉ chăm chút vào vẻ ngoài hay những bộ đồ chơi đời mới cho con  có thực sự cần thiết hay không ? 
Những việc trên không những lãng phí tiền bạc mà còn tập cho con bạn những thói quen tiêu xài không phù hợp và thậm chí là làm hư những đứa trẻ.
Thay vì mua một bộ ô tô đồ chơi điều khiển từ xa, vừa đắt tiền vừa vô bổ thì bạn có thể mua cho những bộ đồ chơi kích thích trí thông minh và tưởng tượng của trẻ như xếp hình, đoán chữ hay những món quà ngộ nghĩnh. Thay vì mua những bộ đồ hiệu thì bạn có thể cắt giảm nó bởi những bộ đồ phù hợp với tài chính của 2 vợ chồng hơn và dùng số tiền trên cho những chuyến đi chơi cả gia đình chẳng hạn.
Với trẻ con, không phải cứ đồ đắt tiền là phù hợp với trẻ.
Chỉ biết sống cho ngày hôm nay
Với những bà nội trợ ít tuổi thường có suy nghĩ rằng mình còn rất trẻ nên cần rất nhiều tiền cho nhu cầu về làm đẹp, mua sắm. Hầu hết những khoản chi tiêu này đều ngắn hạn. Còn việc tiết kiệm thì dành cho thời gian sau. Do đó, họ dành hết số tiền cưới hay số tiền tích góp để chi tiêu cho những thứ hoàn toàn không đáng có.
Thế nhưng, thực tế chứng minh rằng là giai đoạn mới cưới là thời điểm quan trọng nhất để xây dựng nên ngân sách gia đình. Bạn không nên lãng phí ngân sách này để thỏa mãn thú tiêu xài của mình. Việc tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn là một thói quen tốt để duy trì tài chính gia đình một cách hiệu quả.
Độc đoán trong tài chính gia đình
Đối với một số gia đình, việc chỉ chồng hoặc vợ nắm hết tài chính gia đình không còn là chuyện hiếm. Chồng hoặc vợ muốn là người kiếm được nhiều tiền và làm chủ về tài chính để có người kia của sống theo ý của mình. Tuy nhiên, việc quản lý tiền bạc của gia đình nên có sự nhất trí của cả 2 vợ chồng.
Trong gia đình, không nên có một người kiểm soát tất cả các quỹ và ngân sách chi tiêu. Như vậy, sẽ dẫn tới tình trạng người nắm “hòm chìa khóa” của gia đình thường độc đoán việc chi tiêu. Việc lập ngân sách chỉ hiệu quả khi có sự tham gia và đồng ý của cả hai người.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu tổ chức các kỳ thi năm 2024 nghiêm túc, an toàn
1 giờ trước Giáo dục
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những sai lầm mà bà nội trợ thường gặp trong chi tiêu gia đình