Thành cổ Puma Punku nằm thành phố Tiahuanaco, miền Nam châu Mỹ. Theo dòng thời gian, những tàn tích huyền bí của thành cổ vẫn là thách thức đối với thế giới. Trong khung cảnh hoang sơ đến tĩnh lặng, Puma Punku toát lên sức hấp dẫn cho bất cứ ai dù chỉ một lần đến đây.

Những tàn tích ở thành cổ Puma Punku, Bolivia

02/10/2019, 10:57

Thành cổ Puma Punku nằm thành phố Tiahuanaco, miền Nam châu Mỹ. Theo dòng thời gian, những tàn tích huyền bí của thành cổ vẫn là thách thức đối với thế giới. Trong khung cảnh hoang sơ đến tĩnh lặng, Puma Punku toát lên sức hấp dẫn cho bất cứ ai dù chỉ một lần đến đây.

Puma Punku, nơi lưu dấu nhiều di tích cổ xưa huyền bí - Ảnh: es.rbth.com

Khó ai có thể hình dung ngày nay vẫn tồn tại một ngôi thành cổ hoang sơ với những dấu tích khó phai mờ theo thời gian. Vạn vật tại đây như gợi lại trong lòng khách phương xa bao kỷ niệm hoài cổ thật khó phai.

Lần theo dấu vết xưa

Trải qua bao biến cố địa chấn trong lịch sử, từ một bến cảng lớn Puma Punku phải hứng chịu bao tàn phá của thiên tai. Tận mắt chứng kiến những tàn tích tại đây, không ít người tự hỏi phải chăng thành Puma Punku từng trải qua một trận động đất dữ dội. Có một ngôi sao chổi vô tình bay lạc đến trái đất hay do lũ lụt tàn phá? Nhiều truyền thuyết cho rằng, một tộc người Andean từng sinh sống tại đây và sau đó, Puma Punku bị chìm ngập trong một cơn đại hồng thủy.

Mối nghi vấn về trận đại hồng thủy có thể xảy ra cách đây khoảng 12.000 năm cùng một số chứng cứ khoa học như những bộ xương người, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và những vật dụng khác hiện còn trong khu vực đất bồi, thì có thể thành Puma Punku từng có nền văn minh của loài người trước khi xảy ra biến cố. Đó là dấu vết về một nền văn minh lâu dài từng tồn tại và mất đi nay chỉ còn lại tàn tích. Khắp nơi trong thành còn rải rác những tàn tích khó phai mờ theo thời gian.

Một phần của thành cổ Puma Punku - Ảnh: allthatsinteresting.com

Những bí mật của kiến trúc cổ

Kiến trúc tại Puma Punku rất độc đáo, thừa hưởng những tinh hoa của kiến trúc cổ tại Tiahuanaco. Trong số này còn có Kim Tự Tháp Akapana, hai đền thờ Kalasasaya và Subterranean. Tất cả toát lên vẻ logic và tất nhiên chúng không thua kém gì những công trình đương đại. Chúng được xây bằng đát granite và điôrít. Nhưng với phương tiện thô sơ thời bấy giờ, bằng cách nào người xưa có thể xây dựng chúng? Theo tiên đoán, hẳn người xưa đã dùng những vật dụng cũng bằng kim cương để để cắt đẻo đá. Tuy nhiên, để nhìn bằng mắt thường khó có thể nhận biết được độ tinh xảo của những đường cắt.

Ngoài ra, để hoàn thành các công trình, thợ xây phải có những kiến thức về thiên văn học, toán học và địa lý học, vì các vết cắt trên khối đá có chiều thẳng đứng ăn khớp với nhau một cách hoàn hảo đến kinh ngạc. Cả những lỗ hổng và chiều sâu giữa các khối đá cũng bám chặt vào nhau mà không dùng chất kết dính. Những khối đá khổng lồ nặng đến hàng trăm tấn trong khi công trình xây dựng lại cách xa ít nhất khoảng 10 dặm, làm sao họ có thể di chuyển chúng và làm cách nào họ có thể xếp chồng chúng lên nhau ? Những bí mật về kiến trúc tại Puma Punku vẫn là một dấu chấm hỏi lớn.

Một trong số kiến trúc cổ của Puma Punku - Ảnh: fineartamerica.com

Những thợ xây vô danh đầy tài năng

Đến Puma Punku, du khách không thể tìm thấy một bóng cây nào, chỉ trừ các khu vực mỏ đá. Vậy ai là tác giả chính của công trình? Nhiều người cho rằng, công lớn thuộc về tộc người Andean cách đây 2.500 năm, một tộc người cổ nào đó không biết danh tánh hay do những thợ xây thời đó có kỹ thuật tinh xảo về cắt đẽo đá. Dựa theo những ghi chép của Kinh thánh thì, một trận lũ kinh hoàng đã cuốn sạch tất cả ngoại trừ gia đình Noah nên những người còn sống sót không thể là tác giả của những công trình kiến trúc vĩ đại này.

Ca Dao

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những tàn tích ở thành cổ Puma Punku, Bolivia