Qua cánh cửa nhỏ hình mái vòm, một cầu thang xoắn ốc hẹp dẫn lên đỉnh tháp lộng gió, vẫn sừng sững ngay cả khi mọi thứ xung quanh đều đã hoang tàn vỡ vụn.

Những thị trấn ma và quá khứ ít ai biết của Qatar

Nhật Hạ - Ảnh: CNN | 17/07/2021, 15:40

Qua cánh cửa nhỏ hình mái vòm, một cầu thang xoắn ốc hẹp dẫn lên đỉnh tháp lộng gió, vẫn sừng sững ngay cả khi mọi thứ xung quanh đều đã hoang tàn vỡ vụn.

Qatar không chỉ có sa mạc, mà còn có những “thị trấn ma” – tàn tích của những làng chài trải dài bên bờ biển màu ngọc lam.

thitran3.jpg

Al Jumail mang đến một cái nhìn hấp dẫn về cuộc sống trong những thời đại quá khứ của Qatar và là một hình ảnh khác với những sa mạc mênh mông đầy nắng gió ở vùng đất Trung Đông.

Những tàn tích còn sót lại ở "thị trấn ma" dù ít được biết đến lại mang đến một cái nhìn khác cho du khách về Qatar, trước khi sự phát triển của kinh tế, sự bùng nổ trong việc sử dụng nhiên liệu dầu và khí đốt đã kéo người dân rời khỏi những ngôi làng nhỏ truyền thống đến thủ đô Doha hiện đại.

thitran5.jpg

Mặc dù không có nhiều thông tin về nguồn gốc của nó, nhưng Al Jumail đã có từ nửa sau thế kỷ 19, theo Qatar Museums. Phần còn lại rộng lớn của những ngôi nhà và các tòa nhà cho thấy vị trí quan trọng của ngôi làng, một trong những khu vực lâu đời nhất và có dân cư đông đúc của thế kỷ trước.

thitran6.jpg

Phần lớn hoạt động kinh tế của cư dân Al Jumail, cũng như ở các ngôi làng gần đó - đã bị bỏ hoang hoàn toàn - là đánh bắt cá và săn ngọc trai.

Ronald William Hawker, một chuyên gia về kiến ​​trúc vùng Vịnh, nói với CNN: “Đây là những làng chài và điều này lý giải tại sao những ngôi nhà được xây dựng ngay trên dòng thủy triều cao”.

"Các bãi biển phía trước các ngôi làng có đầy bẫy cá để các ngư dân có thể bắt khi thủy triều rút. Vùng nước xung quanh nông, vì vậy họ có thể sử dụng những chiếc thuyền nhỏ hơn có thể đi qua vùng nước nông này và xung quanh các rạn san hô khác nhau, đá và thủy triều”, ông nói thêm.

Hầu hết người dân vùng Vịnh đều có một số cách kiếm sống theo mùa chính, đó là nghề lặn tìm ngọc trai vào mùa hè - một trong những nguồn thu chính của người dân Qatar trước khi phát hiện ra dầu mỏ vào những năm 1930.

thitran7.jpg

Jumaan Basheer Al Hamad – một ngư dân của ngôi làng nói trong một đoạn video được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Qatar mới được xây dựng rằng, “Kế sinh nhai của người dân nơi đây phụ thuộc vào biển”.

Trong khi đó, Ahmed Mohammed Srour thì kể rằng: “Chúng tôi bắt đầu công việc từ sáng sớm cho đến khi cầu nguyện vào buổi hoàng hôn. Chúng tôi không bao giờ nghỉ ngơi hay chợp mắt. Không có bữa sáng, thậm chí không có cả bữa trưa. Bữa ăn duy nhất vào bữa tối" - thường là cơm và cá.

Vào mùa đông, hầu hết cư dân của các thị trấn ven biển như Al Arish, Al Khuwayr, Al Ghariyah và Al Mafjar di chuyển đến đồn điền vùng sa mạc Qatar. Họ dựng trại cùng với các con vật của họ trên nhiều ốc đảo của bán đảo. Vào mùa hè, họ lại trở về các ngôi nhà dọc theo bờ biển phía tây, phía bắc và phía đông Qatar.

Cách bố trí và tổ chức của các thị trấn, làng mạc này phần lớn theo truyền thống Hồi giáo, trong đó, các nhà thờ Hồi giáo đóng vai trò ở vị trí trung tâm.

thitran4.jpg

Ở Al Jumail, hầu hết các ngôi nhà đều có sân trong và xây dựng hướng vào bên trong. Nhà có những bức tường tương đối cao và lối ra vào so le để đón gió và tránh cái nhìn trực diện từ các ngôi nhà bên, đồng thời tạo sự riêng tư. Các bữa ăn được nấu trên bếp lửa, với chế độ ăn của người dân chủ yếu gồm gạo, cá và trái chà là được dùng thay thế cho đường.

Hawker nói: “Mọi người tập hợp lại với nhau theo đại gia đình của họ. Thiết kế của cộng đồng nơi đây cũng không được phép nhà này xây dựng mà nhìn vào không gian nhà hàng xóm”.

Việc xây dựng các khu định cư ven biển phía tây bắc này cho thấy nhiều giai đoạn và kỹ thuật xây dựng trước khi bùng nổ sự phát triển của dầu mỏ. Vật liệu xây dựng nhà bao gồm lõi đá hoặc san hô với vôi vữa trát để xây tường.

“Cả hai cách xây dựng đều là điển hình của khu vực và lưu ý rằng, những tàn tích ở Al Jumail cũng đã bị ảnh hưởng trong thời gian qua do được sử dụng làm phim trường”, Hawker nói.

Những ngôi làng này là điểm dừng chân cuối cùng của một hệ thống xây dựng cũ trước khi cuộc sống của Qatar hoàn toàn xoay quanh các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.

thitran8.jpg

Để vào thăm Al Jumail và các ngôi làng xung quanh được chỉ dẫn rõ ràng bằng các biển báo trên con đường chính dẫn đến Al Zubarah, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận ở Qatar. Du khách đến đây được đi trên xe địa hình và đi bộ vào bên trong để khám phá.

Bài liên quan
VCK U.23 châu Á: Qatar giành vé vào tứ kết, Indonesia vươn lên nhì bảng A
Tấm vé đầu tiên lọt vào tứ kết giải U.23 châu Á đã có chủ nhân là đội chủ nhà Qatar trong khi Indonesia vươn lên nhì bảng A nhờ thắng Úc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những thị trấn ma và quá khứ ít ai biết của Qatar