Nhiều người sốc khi bị bạn đời đòi chia tay mà không hiểu vì sao. Các chuyên gia về hôn nhân cho biết có một số thói quen nhất định của bạn có thể khiến vợ, chồng muốn tránh xa, theo Longroom.

Những thói quen không ngờ dẫn tới ly hôn

La Hường | 05/04/2017, 20:55

Nhiều người sốc khi bị bạn đời đòi chia tay mà không hiểu vì sao. Các chuyên gia về hôn nhân cho biết có một số thói quen nhất định của bạn có thể khiến vợ, chồng muốn tránh xa, theo Longroom.

Hay phàn nàn, kêu ca

Khi liên tục phàn nàn, chỉ trích, bạn thể hiện rằng mình không hạnh phúc. Điều này mang lại cảm giác rất khó chịu cho đối phương. Thay vì chỉ tập trung vào những thứ sai, hãy nhìn vào cái đúng để khuyến khích bạn đời.

Sex nhàm chán hoặc hoàn toàn không tồn tại

Khi một người đàn ông phàn nàn về đời sống tình dục thiếu thốn của mình, vấn đề lo ngại sâu xa thường là vợ không còn thấy họ có sự hấp dẫn về thể xác nữa.

"Nỗi lo sợ ngầm với một người đàn ông là mình không còn thu hút nữa. Cảm giác này, ngay cả chính họ cũng không nhận ra thường ẩn sâu dưới những trục trặc về sex của các cặp đôi, ngay cả khi người đàn ông chủ động từ chối sex", nhà tâm lý Barth nói.

Thời gian dành cho nhau quá ít

Thời gian là điều khan hiếm nhất trong thời buổi xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay. Cả hai vợ chồng đều luôn bận rộn và hầu như không thể cóthời gian rảnh rỗi dành cho nhau. Họ quan tâm tới công việc và việc làm thế nào để kiếm tiền hơn là quan tâm tới gia đình và hạnh phúc của chính họ. Tuy nhiên, thực tế thì các cặp vợ chồng cần dành thời gian cho hôn nhân của mình. Đừng để công việc sai khiến và kiểm soát cuộc sống của bạn. Chỉ có như thế thì bạn mới tránh được tình trạng nhà vắng, bếp lạnh sau giờ làm việc.

Ưu tiên các thứ khác hơn hôn nhân

Khi những điều khác được đặt lên trên, chẳng hạn như bạn bè, sự nghiệp, sở thích cá nhân... thì hôn nhân của bạn khó hạnh phúc lâu bền.

Kẻ đứng phía sau

Sự can thiệp của bà con, họ hàng, bạn hữu của chồng (hoặc vợ) đôi khi rất tai hại đối với quan hệ vợ chồng. Nếu bản thân cặp vợ chồng đó hoà thuận thì bạn có thể chống lại được ảnh hưởng từ bên ngoài. Chẳng hạn, các bạn bỏ nhau vì mẹ chồng (mẹ vợ), em chồng (em vợ)... can thiệp vào gia đình bạn chứ không phải vì “người thứ ba”, thì phải xem lại quan hệ của chính vợ chồng bạn. Và kết quả là bạn yếu lòng, dao động trước một đối tượng khác, lại là nguyên nhân đưa đẩy bạn tới ngoại tình.

Không thực hiện những điều mình yêu thích

Dù đó là lớp thể dục hằng tuần hay buổi gặp gỡ bạn bè, đừng ngậm ngùi gác lại. Không một người nào có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về giao tiếp xã hội, tình cảm, tâm lý của bạn. Đừng phớt lờ nhu cầu của bản thân và ngừng làm những việc mang lại niềm vui cho chính mình.

Sai lầm trong quan điểm chấp nhận tất cả

Nếu một nét cá tính nào đó của người yêu làm bạn cảm thấy khó chịu (như tính bủn xỉn, ở bẩn chẳng hạn) nhưng bạn vẫn lựa chọn người ấy vì những ưu điểm khác thì khi ký vào bản đăng ký kết hôn, bạn đã đặt bút ký vào đơn ly hôn rồi đó.

Nên nhớ, khi yêu người ta thường bỏ qua những lỗi thường bị coi là "nhỏ nhặt", những điều không hài lòng nho nhỏ bị nhấn chìm bởi những cảm giác ngọt ngào của tình cảm yêu đương. Nhưng dần dà, trong cuộc sống gia đình, những điều khó chịu ngày càng "trồi" lên dẫn đến bất hòa, xung đột, thậm chí rạn nứt, tan vỡ hôn nhân.

Có nhiều nguyên nhân khiến hôn nhân đổ vỡ, ở mỗi gia đình và với mỗi cặp vợ chồng thì những nguyên nhân ấy là khác nhau. Cho dù là nguyên nhân nào thì các bạn hãy cân nhắc và suy nghĩ thật kĩ để cùng đưa ra quyết định. Khi thật sự cảm thấy mối quan hệ của mình có vấn đề, hãy tìm gặp một chuyên gia tâm lý có thể là không chuyên để cùng chia sẻ và hỗ trợ bạn trong những lúc như vậy.

Không tôn trọng ngưỡng chịu đựng của bạn đời

Chuyên gia Ar'nie Krogh tin rằng mọi thói quen đều có thể chấp nhận được cho tới khi nó vượt quá giới hạn. Chẳng vấn đề gì nếu bạn không thích tắm, cho tới khi bạn đời phải nhắc đi nhắc lại rằng không thể chịu được sự bốc mùi. Đến một lúc nào đó, việc lười tắm ấy có thể sẽ thành lý do ly hôn.

Nếu bạn khó chịu về thói quen nào đó của vợ hay chồng, hãy nói ra bởi có thể bản thân họ không nhận ra điều đó khiến bạn phiền lòng.

Phê bình và so sánh trong hôn nhân

Phê bình là công việc của những người cầm bút để kiếm sống. Đó không phải là một phần cần có trong quan hệ vợ chồng. Việc bạn giúp bạn đời sửa chữa sai lầm và hoàn thiện bản thân là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, đừng liên tục lôi những điểm chưa hoàn hảo của anh ấy/cô ấy ra để phê bình và so sánh với bất kì ai. Điều đó sẽ chọc tức và khiến "đối tác" thấy mình bị xúc phạm quá mức. Một lần, hai lần có thể là bình thường những tới lần thứ mười mấy thì sẽ có chuyện xảy ra.

Xung khắc tính nết, không tìm được điểm chung

Một số cặp vợ chồng không gặp bất cứ khó khăn gì khi thống nhất với nhau về mọi việc trong cuộc sống, nhưng ngược lại, lại có những đôi chẳng thể tìm được điểm chung. Ở những đôi này, mọi thứ thường bắt đầu khá tốt đẹp, bởi sự khác biệt ý kiến về mọi thứ khiến họ cảm thấy thú vị và điều đó tạo sự thu hút, hấp dẫn hai người với nhau.

Nhưng khi phải tạo dựng cuộc sống chung, cùng nuôi dạy con cái và có những mối ràng buộc, sự xung khắc có thể gây ra nhiều thất vọng hơn và thường sẽ trở thành yếu tố chính dẫn đến sự xa cách giữa hai người.

Hoài An (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
AI chống gian lận trong thương mại điện tử thế nào?
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh bảo mật thông tin đe dọa trực tiếp đến quyền lợi của người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI) nổi lên như một giải pháp đầy tiềm năng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những thói quen không ngờ dẫn tới ly hôn