“Sự dư thừa tạm thời nhà tái định cư ở TP.HCM là cái giá phải chấp nhận để đảm bảo cuộc sống cho người dân sau giải tỏa. Chúng ta không thể xem đó là lãng phí hay không lãng phí. Nếu xem việc xây dựng là lãng phí tức là Nhà nước đang tính toán với dân”.

‘Nói xây nhà định cư lãng phí tức là đang tính toán với dân’

Phan Diệu | 23/04/2016, 18:50

“Sự dư thừa tạm thời nhà tái định cư ở TP.HCM là cái giá phải chấp nhận để đảm bảo cuộc sống cho người dân sau giải tỏa. Chúng ta không thể xem đó là lãng phí hay không lãng phí. Nếu xem việc xây dựng là lãng phí tức là Nhà nước đang tính toán với dân”.

Đó là khẳng định của ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM tại cuộc họp định kỳ quý 1/2016 của Sởdiễn ra vào chiều 22.4.

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM (Ảnh: PD)

Cụ thể, trước câu hỏi của phóng viên về việc có lãng phí hay không khi trong số 12.500 căn hộ dùng cho tái định cư tại Thủ Thiêm thì hiện chỉ có 800 căn được lấp đầy, hay tại khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) chỉ có 306 căn hộ và 222 nền đất có người ở trong khi khu tái định cư này có đến 45 tòa chung cư, cao 5 tầng với tổng cộng 1.939 căn hộ, 529 nền đất trên diện tích khuôn viên 30,8 ha, ông Tuấn đã bác bỏ ý kiến trên.

Theo ông Tuấn, trong nhiều năm qua, TP.HCM đã đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng giao thông và nhà ở, trong đó đòi hỏi nhà ở cho tái định cư để đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân sau giải tỏa, bồi thường.

Đơn cử, chỉ sau 20 năm thực hiện chương trình kênh rạch, 36.000 hộ dân bị giải tỏa, đồng nghĩa là 36.000 gia đình phải có nhà ở tái định cư, chưa kể, nhiều hộ gia đình có số tiền bồi thường không đủ để mua nhà thương mại. Dựa trên cơ sở đó, UBND TP.HCM và Sở Xây dựng đã nghiên cứu xây dựng những khu nhà ở mới để giúp người dân có chỗ ở ổn định.

“Nhà nước mình làm đẹp kênh rạch nhưng không thể để người dân không có chỗ ở. Chúng ta không thể đẩy người dân ra đường được”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho rằng ở khu tái định cư Vĩnh Lộc B, có những hộ dân thu nhập hằng ngày không đủ trả tiền ăn chứ đừng nói đến trả tiền thuênhà. Vì vậy, Nhà nước đã bỏ ra hơn 1.000 tỉ đồng để xây gần 2.000căn hộcho người dân tái định cư. Trong khi đó, trên thực tiễn, việc xây dựng này không chỉ đơn giản là cung cấp chỗ ở mà còn là các tiện ích đi kèm căn hộ như trường học, đường xá, công ăn việc làm…

Một vấn đề nữa là thành phố không dồn ép tất cả dân tái định cư về Vĩnh Lộc B mà chỉ những quận quanh đó như Bình Tân, quận 6, quận 8, chứ không phải dân nội thành như quận 1, Phú Nhuận như báo chí đã đề cập.Còn ở khu tái định cư Thủ Thiêm, ông Tuấn nói có lúc gần như cả TP.HCM nóng lên về quận 2 do lúc đó ngân sách thành phốđổ về khu vực này.

“Thành phố quy hoạch, phát triển phía Đông thì phải xây dựng nhà tái định cư cho dân trước khi giải tỏa, chứ không thể chờ hỏi dân có ở nhà hay không. Nếu lúc đó không xây, khi giải tỏa dân cần nhà để ở mà số tiền đền bù không đủ để mua nhà khác thì dân ở đâu? Thế nhưng sau đó, nhiều người dân bị giải tỏa lại không mua nhà tái định cưnên quỹ nhà tái định cư dư ra. Mà dư này không phải không có tính toán”, ông Tuấn cho biết thêm.

Chưa kể, cơ sở pháp lý để thực hiện nhà ở tái định cư thay đổi liên tục. Các nghị định tính bằng năm, tháng, có khi còn thay đổi nhanh hơn cả Thông tư. Vì vậy, đối với một dự án nhà ở tái định cư cho dân, đâu thể một ngày là có đất để làm.Sự dư thừa tạm thời nhà tái định cư ở TP.HCM là cái giá phải chấp nhận để đảm bảo cuộc sống cho người dân sau giải tỏa. Chúng ta không thể xem đó là lãng phí hay không lãng phí. Nếu xem việc xây dựng là lãng phí tức là Nhà nước đang tính toán với dân”, ông Tuấn giải thích.

Ông Tuấn nhận định vấn đề bố trí nhà ở tái định cư cho người dân cần phải xem xét ở nhiều khía cạnh, không chỉ khía cạnh kinh tế mà còn ởkhía cạnh nhân văn. Đồng thời, không chỉ xem xét ở hiện tại mà còn phải xét đến tương lai và dựa trên lịch sử về việc di dời những hộ dân trong những khu vực phải giải tỏa. Do đó, việc xây nhà tái định cư không phải là bài toán xem thừa bao nhiêu căn.

Được biết, hiện naygiải pháp của UBND TP.HCM và Sở Xây dựng đưa rađể giải quyết tình trạng thừa nhà tái định cư là bán đấu giá hơn 1.000 căn nhà tái định cư ở Vĩnh Lộc B hoặc định giá đất theo giá trị trường và cấn trừ bằng căn hộ. Một phần giao cho nhà đầu tư, còn lại TP.HCM giữ lại làm nhà tái định cư dự phòngtrong các trường hợp quỹ nhà tăng đột biến do thiên tai hayhỏa hoạn.

Ngoài ra, theo số liệu từ Sở Xây dựng TP.HCM, chương trình đầu tư xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) đến nay đã nghiệm thu, bàn giao 2.460 căn, trong đó đã bố trí nhà ở cho người dân 1.566 căn.

Số còn lại thì Sở Xây dựng TP.HCM đang tiếp tục đôn đốc các chủ đầu tư giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong quá trình thi công, nghiệm thu, bàn giao, thanh quyết toán các dự án. Đồng thời, hướng dẫn chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao 2.076 căn hộcho Ban Quản lý đầu tư – Xây dựngkhu đô thị mới Thủ Thiêm và UBND quận 2.

Hiện tại, công tác chuẩn bị quỹ nhà, đất đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di dời, giải tỏa của thành phố khi triển khai thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm.

Phan Diệu

Ảnh: Một góc khu nhà tái định cư tại Thủ Thiêm, quận 2 (Ảnh: Phan Diệu)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
4 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Nói xây nhà định cư lãng phí tức là đang tính toán với dân’