Dù nông dân và thương lái tại tỉnh Lâm Đồng đều khẳng định khoai tây, cà rốt của vùng này chưa đến mùa thu hoạch nhưng hiện mỗi đêm có đến hàng chục xe tải, xe container chở mặt hàng này từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM)...

Nông sản Trung Quốc nhái hàng Đà Lạt ồ ạt về TP.HCM

NLĐO | 22/08/2018, 10:25

Dù nông dân và thương lái tại tỉnh Lâm Đồng đều khẳng định khoai tây, cà rốt của vùng này chưa đến mùa thu hoạch nhưng hiện mỗi đêm có đến hàng chục xe tải, xe container chở mặt hàng này từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM)...

Chiều 21.8, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Đà Lạt phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã kiểm tra, bắt quả tang một số quầy sạp kinh doanh trong chợ nông sản Đà Lạt trộn đất vào khoai tây Trung Quốc để biến thành hàng Đà Lạt.

Cụ thể, đoàn liên ngành phát hiện cơ sở của bà Đoàn Thị Chè, quầy 19, đã sử dụng máy rửa khoai sau đó phủ đất trên bề mặt khoai tây đã rửa. Tang vật thu giữ gồm 1 máy nổ, 1 máy rửa và 1 tấn khoai tây Trung Quốc đã sơ chế phủ đất và nhiều hóa đơn bán hàng khác. Bà Chè cho hay làm như vậy theo yêu cầu của các mối hàng để dễ tiêu thụ. Sau khi rửa và trộn đất sẽ đóng khoai tây vào bao và dán tem (tem này do Ban Quản lý chợ Đà Lạt phát hành).

Trước đó, Chi cục Quản lý Thị trườngtỉnh Lâm Đồng đã phát hiện xe tải chở gần 4 tấn cà rốt, 200kg tỏi Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ.

Trong khi khoai tây, cà rốt Đà Lạt khan hiếm thìhàng từ Trung Quốc đội lốt hàng Đà Lạt đổ về chợ đầu mối nông sản trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh tăng mạnh. Những ngày này, chỉmới hơn 20hmà tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (Q.Thủ Đức, TP.HCM), hàng trăm xe chở hàng rau, củ, quả từ Đà Lạt đã ào ào xuống hàng cho các chủ vựa.

Nói với PV (trong vai người mua hàng), nhiều chủ vựa tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đứccho biết một số khoai tây của họlấy từ vườn củanông dân nhưng cũng có nhiều hàng lấy từ các vựa củ, quả tại huyện Đơn Dương hoặc huyện Đức Trọng nhưC.E, M.N, H.L…

Đáng chú ý có bà L., một chủ vựa rau củ quả tại chợ nông sản Đà Lạt, từng khẳng định với PV rằng hàng của bà đều lấy từ Trung Quốc, trộn với đất tại vùng trồng khoai tây Lâm Đồng, để "hóa kiếp" thành hàng Đà Lạt rồi bỏ mối cho các vựa kể trên.

Dù nông dân và thương lái tại tỉnh Lâm Đồng đều khẳng định khoai tây, cà rốt của vùng này chưa đến mùa thu hoạch nhưng hiện mỗi đêm có đến hàng chục xe tải, xe container chở mặt hàng này từ các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai về chợ đầu mối nông sản Thủ Đức; sau đó được những người chở hàng thuê đưa vào các vựa. Đến khoảng 7 giờ hôm sau, tất cả mặt hàng trên đã được các tiểu thương đến mua hết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các tiểu thương mua hàng về sẽ phân tán ra bán tại các chợ truyền thống. Một số được các chủ vựa "tuyển" để đưa vào bán tại một số siêu thị, các cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…

Theo ông Nguyễn Bình Phương -Phó Phòng Kinh doanh tiếp thị Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, mỗi ngày có khoảng 250 tấn nông sản Trung Quốc nhập về chợ. Các mặt hàng bao gồm: trái cây (lựu, lê, mận, táo, nho…), hành khô, tỏi khô, gừng, khoai tây, cà rốt, bắp cải, súp lơ…

Hàng Trung Quốc nhập chợ chủ yếu bằng xe container, khi vào chợ phải trình phòng quản lý bốc xếp hợp đồng vận chuyển và hồ sơ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Chỉ có những xe có đủ hồ sơ trên thì mới được đưa về chợ kinh doanh. Khi nhập chợ, hàng Trung Quốc đều được đóng gói và có dán nhãn phụ bằng tiếng Việt thông tin nhà nhập khẩu theo quy định.

Với quy trình trên, trường hợp nông sản Trung Quốc đã "quá giang" đâu đó để đổi nhãn mác và trộn chung với nông sản Việt thì công ty quản lý sẽ không kiểm soát được. Tuy nhiên, ông Phương cho rằng từng chủ các sạp, vựa trong chợ cũng phải giữ uy tín và họ không thích kinh doanh hàng trộn.

"Chợ đầu mối Thủ Đức là nơi bán sỉ với số lượng lớn, người mua là dân chuyên nghiệp nên không dễ bị lừa. Ở chợ vừa có khoai tây Trung Quốc vừa có khoai tây Đà Lạt, khi 2 sản phẩm để cạnh nhau thì người mua rất dễ phân biệt và họ cần mua hàng đúng giá trị, không mua hàng Trung Quốc mà trả tiền hàng Đà Lạt. Cũng cần phân biệt thương nhân kinh doanh bên trong chợ đầu mối có đăng ký kinh doanh với các điểm bán bên ngoài chợ", ông Phương lưu ý.

Theo ông Phương, nông sản nhập khẩu từ biên giới về chợ đầu mối cơ bản tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc khi trên từng thùng hàng đều có thông tin chi tiết về hàng hóa. "Tuy nhiên, khi hàng ra chợ lẻ lại không được kiểm soát tiếp nên mới xảy ra tình trạng đánh tráo xuất xứ, nhất là khi người tiêu dùng có tâm lý không thích hàng Trung Quốc nên tiểu thương phải che giấu để dễ bán hàng" - ông Phương kiến nghị.

Theo Người Lao Động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông sản Trung Quốc nhái hàng Đà Lạt ồ ạt về TP.HCM