Ngày 23.4, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nhà thiết kế (NTK) Xuân Thu sẽ trình làng BST mang tên “Lửa” trong show diễn “Son” đầy dấu ấn nghệ thuật của sơn mài truyền thống.

NTK Xuân Thu: Người gìn giữ nét đẹp sơn mài qua những tà áo dài Việt

Hải Yến | 19/04/2017, 09:59

Ngày 23.4, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nhà thiết kế (NTK) Xuân Thu sẽ trình làng BST mang tên “Lửa” trong show diễn “Son” đầy dấu ấn nghệ thuật của sơn mài truyền thống.

BST mang tên "Lửa" chính là bước đi mạnh dạn của NTK đi từ họa tiết gốm hoa nâu sang nghệ thuật sơn mài truyền thống, tôn vinh lên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Luôn trăn trở tìm kiếm, chắt lọc những tinh túy nhất của văn hóa Việt để có thể giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới... các thiết kế của Xuân Thu thường có tính nghệ thuật cao với những cuộc chơi lớp lang đầy màu sắc. Hướng đến cái đẹp bền bỉ vượt thời gian, phong cách của Xuân Thu là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật cắt may hiện đại với kỹ thuật tinh xảo của thủ công truyền thống không bao giờ lỗi mốt.

“Son” đánh dấu mốc lịch sử với nghề thiết kế thời trang của chị. Son là màu đỏ, màu của nghệ thuật vẽ tranh sơn mài trong Bộ sưu tập áo dài “Lửa”. Son là sự tương tác với những người bạn cùng yêu văn hóa Việt và là chương trình thời trang được NTK Xuân Thu xây dựng nhằm gửi thông điệp đến công chúng về con đường đi tìm nét đẹp trong kho tàng văn hóa Việt Nam.


Slogan thời trang của Xuân Thu là "Vẻ đẹp cùng thời đại- Beauty with time"

Chia sẻ với phóng viên về ý tưởng của mình, NTK Xuân Thu cho biết trong suốt 15 năm làm nghề, NTK Xuân Thu từng thực hiện nhiều BST khác nhau nhưng chưa khi nào mà chị bị “đau đầu” như với việc ứng dụng kỹ thuật sơn mài vào bộ trang phục “Xuân thì” như lần này. “Tôi muốn ứng dụng nghệ thuật sơn mài truyền thống với những bước thực hiện đúng cách của các cụ ngày xưa để tạo nên những họa tiết sơn mài độc đáo trên các bộ trang phục”, nhà thiết kế Xuân Thu chia sẻ.


NTK Xuân Thu ra mắt bộ sưu tập áo dài mang chủ đề Lửa

Để thực hiện ý tưởng đó, trong suốt nhiều tháng, chị tìm đến các nghệ nhân ở làng Hạ Thái, làng nghề sơn mài nổi tiếng ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Để đưa sơn mài lên áo dài và các trang phục hiện đại, nhà thiết kế và họa sĩ thực hiện các công đoạn một cách tỉ mỉ cũng như làm một bức tranh sơn mài. Đầu tiên là tạo vóc (theo các cụ thì phải bằng gỗ mít mới đúng tiêu chuẩn), sơn nền ta mầu đen, đưa mầu theo thiết kế, mài, đưa lớp mới sau đó lại mài. Nhiều lần vóc đã có những mầu sắc, tầng lớp khác nhau. Cuối cùng dát vàng bạc vỏ trứng lên. Vì thế tranh sơn mài mới đẹp và tranh sơn mài của ta không giống của Nhật. Việc làm tranh sơn mài trải qua nhiều công đoạn và còn phụ thuộc vào thời tiết nên bây giờ người ta thường làm sơn Nhật cho nhanh.


Hướng đến cái đẹp bền bỉ vượt thời gian, phong cách của Xuân Thu là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật cắt may hiện đại với kỹ thuật tinh xảo của thủ công truyền thống không bao giờ lỗi mốt

"Son" sẽ ra mắt vào Chủ nhật, ngày 23.4.2017 vào lúc 17g30 ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Số 1 Tràng Tiền, Hà Nội, với sự hợp âm nhạc là nghệ sĩ Phó An My .

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
39 giây trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NTK Xuân Thu: Người gìn giữ nét đẹp sơn mài qua những tà áo dài Việt