Chiều 29.6, UBND TP.HCM tổ chức họp về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Nửa đầu năm 2023, TP.HCM đã làm tốt việc chặn đà suy thoái

Tú Viên | 29/06/2023, 17:00

Chiều 29.6, UBND TP.HCM tổ chức họp về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Báo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP làm tốt mục tiêu ngăn chặn đà suy thoái. Theo đó, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 3,55% so với cùng kỳ năm 2022.

29-06-2023-6-thang-dau-nam-2023-kinh-te-tphcm-dat-tang-truong-kha-809e9ffd-details.jpeg
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp - Ảnh: T.Ư

Riêng 9 ngành dịch vụ chủ yếu của TP tăng 4,92%; sản xuất công nghiệp từng bước ổn định; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tăng 1,9% so với cùng kỳ; 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 4,5% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 561.000 tỉ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Các chương trình hợp tác với các địa phương tiếp tục được triển khai hiệu quả, thiết thực.

Tuy doanh thu du lịch tăng cao so với cùng kỳ, các hoạt động du lịch đã sôi động trở lại nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp lữ hành, khách sạn chưa thể phục hồi hoàn toàn sau đại dịch. Số lượng xe cơ giới đường bộ đến hạn kiểm định rất lớn, các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM quá tải.

Giám đốc Sở KH-ĐT TP.HCM nhìn nhận trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động, môi trường quốc tế đang kém thuận lợi, thị trường bất động sản, thị trường tài chính chậm cải thiện, những điều đó tác động trực tiếp làm sản xuất công nghiệp trong nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

Trong đó, đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm. Ngành công nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhất là sản xuất sản phẩm điện tử. Ngoài ra, giải ngân vốn đầu tư công thấp (đạt 15%); lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế vẫn khó khăn.

Trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM đã khởi công các dự án lớn, hạ tầng giao thông kết nối quan trọng: dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên; đường vành đai 3; Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ; Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2…

Giám đốc Sở KH-ĐT cho biết một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới là tập trung hoàn thiện, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM góp phần khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của TP.HCM.

Cùng với đó, TP tập trung rà soát, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền trên các lĩnh vực (về cải cách hành chính, thủ tục hành chính, bất động sản, hoàn thuế, kế hoạch sử dụng đất hằng năm, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất…); tổ chức thực hiện các chương trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn; chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023…

Bài liên quan
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nửa đầu năm 2023, TP.HCM đã làm tốt việc chặn đà suy thoái