Mưa nhiều vào thời điểm vỡ đập thủy điện ở Lào, kết hợp với triều cường xảy ra hằng tháng, khiến nước lũ nên nhanh, tuy nhiên không gây hại lớn cho ĐBSCL.

Nước lũ đã tới miền Tây Nam Bộ sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào

Duy Khang | 02/08/2018, 11:55

Mưa nhiều vào thời điểm vỡ đập thủy điện ở Lào, kết hợp với triều cường xảy ra hằng tháng, khiến nước lũ nên nhanh, tuy nhiên không gây hại lớn cho ĐBSCL.

Mười ngày qua, lũ đã về ở những huyện đầu nguồn sông Cửu Long. Các xã giáp ranh biên giới Campuchia có nhiều cánh đồng ngập sâu trong nước như An Phú, Nhơn Hưng (H.Tịnh Biên), Vĩnh Tế, Vĩnh Hội Đông, Phú Hội (H.An Phú) và các xã thuộc TX.Tân Châu, tỉnh An Giang.

Tại huyện đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang), nước lũ về sớm kết hợp áp thấp nhiệt đới và mưa lớn kéo dài làm mực nước lên nhanh, ảnh hưởng đến diện tích sản xuất. Người dân và các lực lượng chức năng đã thu hoạch gần như toàn bộ diện tích lúa và hoa màu ngoài đê bao, nhưng vẫn có 40 hecta bị mất trắng.

Bốn ngày trước, H.An Phú thu hoạch được 11.047 hecta, đạt 66,5 % diện tích sản xuất. Ba xã bờ Đông sông Hậu (Vĩnh Lộc, Vĩnh Hậu và Phú Hữu) đã thu hoạch lúa dứt điểm ở vùng sản xuất 2 vụ/năm. Riêng xã Vĩnh Hậu còn 46,45 hecta màu chưa thu hoạch, dự kiến đến ngày 10.8, mới thu hoạch xong.

Nông dân bắt được nhiều rắn mối khi nước lên- Ảnh: Hàm Yên

Ở Đồng Tháp, các H.Hồng Ngự, Tân Hồng lũ đang lên nhanh, đe dọa nhiều diện tích hoa màu của người dân canh tác tại các khu vực bãi bồi, xã cù lao. Tại xã Thường Phước 2 (H.Hồng Ngự), hơn 17 hecta hoa màu tại khu vực bãi bồi ấp 1 và ấp 2 đang bị nước lũ đe dọa. Dù chưa đến ngày nhưng người dân phải thu hoạch sớm các diện tích bị ngập để giảm thiệt hại.

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết mực nước lên nhanh khoảng 5ngày trước. Mỗi ngày, mực nước tại các huyện đầu nguồn như Hồng Ngự, Tân Hồng tăng từ 6-10cm. Mực nước tăng nhanh là do triều cường kết hợp với mưa lớn và nước từ thượng nguồn đổ về.

“Những ngày tới, triều cường rút thì mực nước sẽ giảm. So với cùng cùng kỳ năm ngoái, mực nước hiện nay thấp hơn khoảng 2cm và không đáng lo ngại”, ông Công chia sẻ.

Ông Lê Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Đồng Tháp, cho biết báo cáo từ các huyệnthị cho thấy lũ chưa gây thiệt hại điều gì. Hiện, Đồng Tháp có lúa hè thu muộn đã trổ chín ở 5 huyện, thị phía bắc là TX.Hồng Ngự H.Hồng Ngự, TX.Tân Hồng, H.Tam Nông, Thanh Bình. Trà lúa này khoảng 10-15 ngày nữa sẽ thu hoạch xong nên ngành nông nghiệp Đồng Tháp nhận định không bị thiệt hại.

Cá linh là đặc sản vùng lũ - Ảnh: Hàm Yên

Theo ông Hùng, lũ về nên nguồn lợi thủy sản phát triển tốt. Lũ lên sớm so với năm trước nhưng bình thường vì nước ở Tân Châu mới lên 3,02m vào ngày 31.7. Mực nước này thấp hơn báo động 1 đến 48cm. Nước đỏ, phù sa nhiều, lũ về là mừng. Theo dự báo đỉnh lũ năm nay có thể đạt báo động 2 ở Tân Châu, lên 4m là rất tốt.

Ông Khương LêBình, Giám đốcTrung tâmKhí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, cho rằng lũ về sớm có thể ảnh hưởng đến hoa màu ở vùng thấp, nằm ngoài đê. Nhận định đến giữa tháng 8.2018, lũ sẽ đạt báo động 1, tức là cao hơn hiện nay 0,5m.

Theo ông Bình, lúa và hoa màu vùng ngoài đê bao người dân đang tích cực thu hoạch, còn trong đê thì không nguy hiểm. Vị này cho rằng lũ năm nay tương tự năm trước, nếu chính vụ nước dâng 4m, cao hơn đê khoảng 1-1,5m thì tốt, không vấn đề gì.

Còn chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL là thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện thì cho rằng vỡ đập thủy điện ở Lào khiến nước lũ cao thêm vài xăng ti mét. Hiệnít nhất 5 đập thủy điện khác ở phía bắc Lào sợ vỡ nên đã xả nước cũng là một trong những yếu tố làm lũ về sớm.

“Lũ về trùng với mưa lớn ở Lào và con nước rong ngày rằm. Con nước rong này không phải đúng ngày rằm mà trước hoặc sau vài ngày. Ở miền Tây còn có con nước rong ngày 30 âm lịch. Chính vì những yếu tố này kết hợp với nhau nên khiến nước lũ lên nhanh ở vài huyện đầu nguồn”, ông Thiện nói.

Hàm Yên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước lũ đã tới miền Tây Nam Bộ sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào